Lễ tiết khi lên xuống thang máy

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 62 - 63)

Tiêu điểm lễ tiết: Thang máy dù chỉ là một khoảng không gian rất nhỏ hẹp, nhưng ở đó cũng đủ để bạn thể hiện phong thái của mình.

Lộ trình vận dụng: Nhà ở ngày càng hiện đại và cao tầng, nếu lên xuống bằng thang gác theo kiểu truyền thống thì vừa mệt vừa mất thời gian, thang máy sẽ giúp bạn tháo gỡ khó khăn này, khi đi thang máy cũng cần chú ý thực hiện lễ tiết.

a. Chú ý an toàn, khi cửa buồng thang máy đang đóng vào, bạn chớ cố ý lách vào hay dùng sức cậy ra, khi thang máy đã vượt quá phụ tải, chớ có cố tình chen vào, khi thang máy đang lên xuống mà phải dừng lại nửa chừng do sự cố, thì phải bình tĩnh chờ đợi, không trèo leo để thoát ra một cách mạo hiểm.

b. Giữ lễ nghĩa với người cùng đi. Khi chờ thang máy nên đứng ở hai bên cửa, không chắn ngay cửa làm cho người muốn ra khỏi thang máy bị cản trở, chờ người trong thang ra hết, người ngoài mới vào, khi vào nên trật tự không chen lấn, nhường người già phụ nữ và trẻ nhỏ vào trước, đàn ông vào sau và nên đứng gần bảng điều khiển để điều khiển.

c. Nếu có nhân viên phục vụ thang máy thì thông báo với họ số tầng mình cần lên hay cần xuống để họ phục vụ, nếu là thang máy tự động, thì khách tự bấm, nếu mình đứng xa bảng điều khiển mà người lại đông thì nhờ người đứng gần bảng bẩm hộ.

d. Giữ trật tự yên tĩnh trong thang máy, không nói to, không đùa nghịch, không hút thuốc, nhổ đờm, vứt rác v.v… Khi đứng nên quay mặt ra phía cửa, tránh nhìn đối diện vào nhau nhất là nhìn vào mặt phụ nữ. Người vào trước đứng phía trong, người vào sau đứng phía ngoài, nên xếp thành từng hàng ngang, mặt hướng ra ngoài, không quay lưng vào nhau.

e. Khi sắp đến tầng của mình thì nên đi dần ra gần cửa, nếu người đông thì xin lỗi họ để lách ra, không chờ khi cửa mở mới vội vàng xông ra. Nếu nhiều người cùng ra thì nhường người đứng phía ngoài ra trước, không tranh giành ra trước.

d. Nếu đi cùng khách thì nên giữ cửa cho khách vào trước, khi ra khỏi thang máy cũng nhường khách ra trước, sau đó hướng dẫn khách đi về phòng nghỉ hay phòng làm việc.

f. Trong buồng thang máy thường có lắp gương, bạn có thể chỉnh trang dung nhan tư thế, nhưng không nên quá tự nhiên như ở nhà, ví dụ giở son phấn ra bôi, nặn trứng cá, mặc lại áo quần v.v…, hành động đó bị người khác coi là khiếm nhã.

- Lời cảnh báo của các nhà chuyên môn: Đi thang máy mà cứ tỉnh bơ phớt đời như không thèm biết có ai ở bên cạnh, sẽ bị mọi người khinh ghét.

59. Lễ tiết khi lên xuống thang máy

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w