Lễ tiết văn phòng

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 27 - 28)

Tiêu điểm lễ tiết: Bất kỳ lúc nào, nơi nào cũng giữ đúng lễ nghĩa thì mới không mất bản sắc học sinh.

Lộ trình vận dụng: Văn phòng ở nhà trường là nơi làm việc của giáo viên, tuy nhiên, do yêu cầu dạy học, học sinh cũng thường xuyên đến đó để liên hệ với giáo viên, vì vậy học sinh vào văn phòng cần giữ đúng lễ nghi.

Nói chung học sinh cần giữ gìn dung mạo áo quần sạch sẽ ngay ngắn, học sinh gái không trang điểm ăn diện quá đỏm dáng hoặc trang điểm ăn vận quá sơ sài, tùy tiện như ở ký túc xá. nữ sinh và nữ sinh viên chưa nên ăn diện cầu kỳ làm mất vẻ đẹp tự nhiên của tuổi thanh xuân, khi giao tiếp với thầy càng nên chú ý đúng mực hơn.

Trước khi gặp thầy phải xin phép, khi đến cửa phòng cũng phải được thầy đồng ý mới bước vào, bước đi nhẹ nhàng tốc độ vừa phải. Nếu cửa văn phòng đóng thì phải gõ cửa, được thầy mời thì mới mở cửa bước vào, nếu thầy đang xử lý công việc hay tiếp khách, thì phải kiên nhẫn ngồi chờ không làm gián đoạn công việc của thầy, trừ trường hợp cần báo cáo xử lý vụ việc khẩn cấp. Nếu xét thấy không tiện ở đó thì xin phép ra về hẹn lần gặp sau.

Học sinh vào văn phòng thầy giáo phải chào hỏi lễ phép, ứng xử văn minh, ví dụ thầy chưa bảo ngồi thì không tự tiện ngồi vào ghế mà phải đứng để trình bày hoặc nghe thầy nói. Nếu văn phòng nhiều người thì phải chào hỏi mọi người, nếu thầy giáo

cần gặp không có ở đó vẫn phải chào hỏi những người còn lại, đồng thời tự giới thiệu sơ lược, mình tên gì, học sinh lớp nào, cần gặp thầy để xử lý việc gì, sau đó chào họ ra về.

Tránh đứng thập thò ngoài cửa hoặc thò đầu vào ngó nghiêng làm như xung quanh không còn có ai, khi phát hiện thấy không có ở đó liền rút lui không chào hỏi mọi người. Một số học sinh vào hẳn văn phòng hỏi trống không: "Thầy giáo dạy toán của chúng em có ở đây không ạ?", làm người khác cảm nhận bạn không tôn trọng họ và cũng không tôn trọng người thầy của mình. Cũng có thể bạn thực sự chưa biết họ tên người thầy mình cần tìm, thì hãy từ tốn mở cuộc điều tra đối với những người có mặt, chắc chắn họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ, chỉ cần bạn ứng xử văn minh, lễ độ.

Khi gặp giáo viên thì phải nói năng mạch lạc rõ ràng, nổi bật chủ đề, không nói dông dài, loanh quanh, khó hiểu. Nói năng rõ ràng, dễ hiểu cũng là một nét văn hóa, không chuẩn bị kỹ càng, gặp đâu nói đấy coi như thiếu tôn trọng người nghe, đồng thời hạ thấp uy tín giá trị của bản thân mình.

Ngoài ra, khi vào văn phòng không nên tùy tiện lục lọi xem xét tài liệu đồ dùng ở đó, không tự tiện gọi điện thoại khi chưa được thầy cho phép.

Sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ với thầy, thì trước hết cảm ơn thầy đã giúp đỡ chỉ bảo sau đó xin lỗi đã đến quấy quả làm mất thời giờ của thầy, cuối cùng chào thầy để ra về. Lúc tạm biệt phải đứng dậy để nói, có thể đặt lại ghế thu dọn lại bàn làm việc cho thầy. Nếu thầy ra cửa tiễn thì phải quay lại cảm ơn lần nữa.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Nói chuyện với thầy giáo cần đặc biệt chú ý lễ nghi giao tiếp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng mực và không gây phiền hà cho thầy.

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 27 - 28)

w