Lễ tiết diễn thuyết

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 94 - 95)

Tiêu điểm lễ tiết: Lễ tiết của người diễn thuyết thể hiện tư duy tính cách và trình độ của người đó, lễ tiết là một yếu tố tạo dựng nên phong độ và hình tượng của người diễn thuyết.

Lộ trình vận dụng: Khi diễn thuyết, kể cả khi chưa bắt đầu và sau khi đã kết thúc, thông qua nói năng cử chỉ, người diễn thuyết phải gây cho người nghe ấn tượng mình là con người phong độ lịch lãm ung dung, hiểu biết từng trải và tự tin, muốn được như vậy cần rèn luyện một số mặt dưới đây.

a. Khi bước vào hội trường

Nếu khi người diễn thuyết bước vào hội trường, được khán thính giả đứng dậy vỗ tay hoan nghênh, thì phải vừa đi vừa giơ tay vẫy chào đáp lễ, không nhìn ngang nhìn ngửa, không dừng lại để nói chuyện với người quen.

b. Khi ngồi vào chỗ

Nếu có người đi cùng, thì chờ họ hướng dẫn chỗ ngồi, nên ngồi cùng lúc với người khác, nếu mình ngồi trước là mất lịch sự. Nếu mình vào trước, người chủ trì phát hiện

ra, đề nghị đổi chỗ, thì nhanh chóng chấp hành, ngồi đúng chỗ của mình và biểu thị cảm ơn.

c. Khi được chủ trì giới thiệu người diễn thuyết với công chúng

Chủ trì nhắc đến tên phải lập tức đứng dậy cúi chào mọi người, nét mặt tươi cười, thời gian đủ cho mọi người nhìn rõ mình mới ngồi xuống.

d. Khi đi ra bục nói chuyện

Phải đi đứng cho đàng hoàng, tư thế hiên ngang, không cúi lom khom cũng không ưỡn bụng ra vẻ khệnh khạng, tốc độ, bước đi vừa phải, vẻ mặt ung dung, mắt nhìn phía trước, hai tay đưa đẩy nhẹ nhàng. Khi đến trước bục thì quay người về phía thính giả, đứng cho ngay ngắn, nhìn bao quát toàn hội trường, dường như dùng ánh mắt giao lưu với mọi người. Sau đó kính cẩn cúi chào cử tọa và bắt đầu vào cuộc nói chuyện.

e. Chỗ đứng và ánh mắt nhìn

Chỗ đứng của diễn giả phải vừa trang trọng vừa đủ rộng để cho người diễn thuyết dễ dàng xoay xở và thính giả cũng quan sát người diễn thuyết rõ hơn, vì vậy người diễn thuyết phải chọn lựa tư thế đứng thật thoải mái và thanh thoát, gây cho người khác cảm giác diễn giả tràn đầy sức sống và tinh thần hăng hái, thái độ nhiệt tình. Ánh mắt phải bao quát toàn diện, mỗi một thính giả đều ngỡ như diễn giả đang nhìn vào mình, diễn giả dành cho mình sự ưu ái đặc biệt.

f. Bước khỏi bục diễn thuyết

Sau khi kết thúc buổi nói chuyện, phải cúi chào cảm ơn thính giả sau đó quay lại chào và bắt tay người chủ trì. Nếu được thính giả nhiệt liệt vỗ tay hoan hô, thì có thể quay trở lại bục diễn thuyết để chào và cảm ơn lần nữa, sau đó mới đi về chỗ ngồi.

g. Đi ra khỏi hội trường

Thông thường sau khi kết thúc, người chủ trì sẽ tiễn diễn giả đi ra khỏi hội trường, thính giả đứng cả dậy hoan hô đưa tiễn, lúc đó diễn giả phải vừa đi vừa vẫy tay và tươi cười đáp lễ cho đến khi ra đến ngoài cửa mới thôi. Nếu thính giả lại ra về trước thì diễn giả phải đứng dậy vẫy chào đưa tiễn, ánh mắt nhìn theo lưu luyến.

Lời cảnh báo của nhà chuyên môn: Người diễn thuyết phải hòa nhập đồng cảm với đám đông, nếu tỏ ra kênh kiệu, trịch thượng thì sẽ bị quần chúng ác cảm.

Một phần của tài liệu 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w