II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
6/ Bố cục của luận văn
1.3. Một số kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ
Kinh nghiệm triển khai thẻ Chip theo chuẩn EMV của Malaysia
- Lộ trình thực hiện đúng đắn
So với các nước trên thế giới, khu vực Châu Á Thái Bình Dương có số lượng thẻ Chip phát hành chỉ chiếm 25% tổng số lượng thẻ phát hành. Việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip theo chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên, Malaysia là một trong những nước đầu tiên trong khu vực chuyển đổi hệ thống quản lý, phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ từ sang hệ thống quản lý, phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV. Có rất nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ Chip theo chuẩn EMV tại nước này, trong đó lý do quan trọng nhất chính là nhằm phòng chống gian lận, giả mạo trong thanh toán thẻ. Chính phủ Malaysia đã đi tiên phong trên thế giới và khu vực về việc chuyển đổi sang thẻ Chip theo chuẩn EMV . Từ năm 2002 đến năm 2006 đã hoàn thành việc chuyển đổi 100% thẻ thanh toán sang thẻ Chip theo chuẩn EMV. Đến nay, tại Malaysia, 100% thiết bị đầu cuối đã chấp nhận thanh toán thẻ Chip và 100% thẻ Chip đáp ứng chuẩn EMV.
Việc chuyển đổi sang thẻ Chip theo chuẩn EMV đã được các ngân hàng trong hiệp hội ngân hàng và NHNN Malaysia đồng thuận. Việc chuyển đổi đã được thực hiện đồng bộ từ hệ thống chuyển mạch, hệ thống thẻ, hệ thống cá thể hóa thẻ, hệ thống thiết bị đầu cuối, v.v… nhờ đó có sự đồng bộ về dữ liệu, giảm thiểu các chi phí và thời gian trong quá trình triển khai.
Kinh nghiệm chuyển đổi thành công sang công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV của Malaysia cho thấy, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp, đúng hướng và sự chỉ đạo thống nhất của NHNN Trung ương là hết sức quan trọng.
- Lựa chọn công nghệ, đầu tư nâng cấp đồng bộ phần cứng và giải pháp phần mềm Lựa chọn công nghệ, xác định đúng hướng cho việc linh hoạt lựa chọn các platform và sự sáng tạo trong việc khai thác lợi thế của thẻ chip đáp ứng chuẩn EMV sau phát hành là việc làm vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một chương trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip theo chuẩn EMV.
Hiện nay, có khoảng hơn 7 triệu thẻ Chip đã được phát hành tại Malaysia. Sau khi hoàn thành kế hoạch chuyển đổi sang thẻ Chip, gian lận trong thanh toán thẻ đã giảm. Tổn thất do gian lận thẻ thanh toán đã giảm từ 10,8 triệu USD/năm 2002 xuống còn 7,6 triệu USD/ năm.
Việc áp dụng công nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV đã giúp Malaysia tăng cường tính bảo mật và đảm bảo an toàn trong giao dịch thẻ, hạn chế tối đa rủi ro tổn thất phát sinh, đặc biệt là rủi ro tổn thất phát sinh do gian lận, giả mạo. Năm 2010, Malaysia đã áp dụng ngay các chuẩn bảo mật quốc tế trên các thẻ chip EMV do Tổ chức thẻ MasterCard và Visa yêu cầu, cụ thể là chương trình xác thực thẻ chip EMV của MasterCard (chương trình CAP), được dùng để bảo mật trong giao dịch E-banking, phone banking và các giao dịch thương mại điện tử bằng cách sử dụng một thẻ chip EMV và một đầu đọc thẻ để sinh ra các password dùng một lần (chương trình OTP). Chương trình xác thực này kéo theo các lợi ích như chi phí hiệu quả cao, chấp nhận được đa kênh thanh toán.
Malaysia đã xác định đúng mục tiêu đầu tư công nghệ là khâu tiên quyết và đã thành công trong tiến trình triển khai chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip theo EMV thay vì chỉ coi việc chuyển đổi EMV như là một giải pháp để giảm chi phí kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, các ngân hàng đã có định hướng đúng đắn về mặt lựa chọn công nghệ, tính đồng bộ về giải pháp để có nhiều cơ hội da dạng hóa các chức năng, tiện ích và giá trị gia tăng của loại hình thẻ Chip, thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ Chip trong các kênh thanh toán.
Kinh nghiệm triển khai thẻ tín dụng của Hàn Quốc
Năm 1969, Shinsegae Department Store phát hành thẻ tín dụng đầu tiên ở Hàn Quốc. Khi đó, thẻ tín dụng mới chỉ được phát hành hạn chế cho Giám đốc và một số ít nhân viên của tập đoàn Samsung.
Năm 1980, đến lượt Kookmin Bank bắt đầu phát hành thẻ tín dụng rộng rãi cho khách hàng.
Năm 1982, BC Credit Card được thành lập, đây là mô hình hiệp hội phát triển thẻ tín dụng gồm 5 NHTM liên kết với nhau.
Đến giai đoạn 1999-2002, nền kinh tế Hàn Quốc rơi vào khủng khoảng phần nào ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín dụng. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách thúc đẩy sự phát triển của thẻ tín dụng để góp phần kích thích tăng trưởng thông qua tăng Tổng cầu như:
Bãi bỏ quy định về trần hạn mức rút tiền mặt.
Luật hoá hoạt động thanh toán thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ.
Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Khuyến khích thanh toán bằng thẻ thông qua việc cấp phép tổ chức thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng khi sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng, áp dụng cho cả chủ thẻ và ĐVCNT.
Nhờ những chính sách như vậy mà thị trường thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, vượt qua được cuộc khủng hoảng. Đến năm 2008, số lượng thẻ tín dụng toàn thị trường đạt trên 100 triệu thẻ, trong đó có 96 triệu thẻ cá nhân và 4,3 triệu thẻ công ty, thẻ ghi nợ hầu như không mấy phát triển kể cả thẻ ghi nợ Quốc tế, riêng thẻ Prepaid Card hầu như không phát triển tại Hàn Quốc. Trung bình mỗi người dân sở hữu 4 thẻ tín dụng. Tương ứng với số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ cũng rất lớn, đạt 381.000 tỷ KRW năm 2008 (tương đương khoảng 350 tỷ USD), trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm 22,6% tổng doanh số sử dụng thẻ. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng chiếm tới 53% tổng chi tiêu của người dân Hàn Quốc.
Số lượng ĐVCNT trên toàn thị trường đạt 16 triệu đơn vị. Hoạt động thanh toán thẻ trực tuyến qua Internet cũng rất phát triển tại Hàn Quốc.
Về công nghệ thẻ, toàn bộ thẻ phát hành tại Hàn Quốc đến nay đều đã áp dụng công nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV. Riêng đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ, mặc dù theo quy định của Visa và MasterCard đến ngày 1/10/2010 (đối với thẻ Visa) và 15/04/2011 (đối với thẻ MasterCard) tất cả các thành viên đều phải hoàn thành chuyển đổi và chấp nhận thanh toán thẻ Chip tại EDC. Tuy nhiên, hệ thống EDC của Hàn Quốc đến nay vẫn chủ yếu là chấp nhận thẻ từ do đã được đầu tư cơ sở hạ tầng từ trước đó.
Về cơ cấu doanh thu của hoạt động thẻ, doanh thu từ phí chiết khấu ĐVCNT chiếm tới 42,5%, đứng thứ hai là doanh thu từ dịch vụ ứng tiền mặt với 19,4%. Hình thức cho vay thông qua thẻ tín dụng cũng mang lại 14,1% doanh thu cho hoạt động thẻ tín dụng. Phần còn lại là các khoản thu từ lãi, phí thường niên và các khoản phí khác. Mức phí chiết khấu ĐVCNT hiện nay trên thị trường thẻ Hàn Quốc trung bình là 2,14% áp dụng cho cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa, tuy nhiên cũng có xu hướng giảm dần do áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên mức phí này cũng khá cao trong điều kiện thị trường đã phát triển như Hàn Quốc vì hiện nay mức phí chiết khấu ĐVCNT tại thị trường còn kém phát phát triển như Việt Nam mức phí cũng chỉ ở mức khoảng 2-2,2%. Việc thanh toán thẻ tại thị trường Hàn Quốc chỉ được phép thực hiện bằng đồng KRW, không được phép sử dụng các đồng tiền khác.
Do số lượng thẻ phát hành tại thị trường Hàn Quốc quá lớn, nên các giao dịch của thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng trong nội địa xử lý, không thông qua TCTQT và như vậy toàn bộ phí thu được từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải trả cho TCTQT. Do vậy, ngành thẻ tại Hàn Quốc là ngành mang lại lợi nhuận cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ và chỉ phải trả mức phí Interchange ở mức khá thấp.
Về cơ chế thanh toán thẻ tín dụng, tại Hàn Quốc hình thức thanh toán từng phần (installment) rất phát triển, cho phép chủ thẻ chia khoản chi tiêu làm nhiều phần bằng nhau và trả dần gốc và lãi cho ngân hàng. Các chủ thẻ được phép lựa chọn và thay đổi hình thức thanh toán rất linh hoạt (revolving hoặc installment) cho từng khoản chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính của mình bằng cách đăng ký tại EDC khi thanh toán hoặc liên hệ với tổ chức phát hành thẻ.
Tại Hàn Quốc, các công ty, tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, Lotte ,v.v… đều phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, vai trò của các công ty, tập đoàn này trong hoạt động phát hành thẻ ngày càng giảm. Nếu như năm 2002, các công ty, tập đoàn chiếm tới 44% thị phần thẻ thì đến năm 2008 chỉ còn 29,4%
thị phần. Và ngược lại, vai trò của các ngân hàng ngày càng tăng trong lĩnh vực thẻ, từ 56% thị phần năm 2002 tăng lên tới 70,6% thị phần năm 2008 và xu hướng này đang ngày càng tăng cao.
Hiện nay, dẫn đầu thị trường thẻ Hàn Quốc là Shinhan Bank với 24,3% thị phần và 92.400 tỷ KRW (khoảng 85 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ. Kookmin Bank giữ vị trí thứ hai với 15% thị phần và 57.100 tỷ KRW (khoảng 50 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ. Đứng vị trí thứ ba là tập đoàn Samsung với 12,3% thị phần và 46.800 tỷ KRW (khoảng 45 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ.
Một đặc điểm nổi bật là: Việc phê duyệt phát hành thẻ tín dụng tại thị trường Hàn Quốc rất thuận lợi do cơ chế theo dõi và quản lý thông tin khách hàng rất rõ ràng và hết sức minh bạch. Trung tâm thông tin tín dụng của Hàn Quốc (Credit Bureau) được thành lập từ năm 2002 để cung cấp các dữ liệu phát hành thẻ tín dụng cho các Ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ. Bên cạnh đó Chính phủ Hàn Quốc cũng đã phát triển được hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục, các tổ chức phát hành thẻ có thể truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng. Nhờ vậy, các tổ chức phát hành thẻ dễ dàng và thuận tiện hơn trong hoạt động phát hành thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, tổ chức phát hành thẻ còn có thể truy cập hệ thống thông tin của hải quan để tra cứu hoạt động xuất nhập cảnh của chủ thẻ, qua đó phát hiện và xử lý các giao dịch giả mạo phát sinh, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của Visa vào tháng 04/2006, ngành công nghiệp thẻ tín dụng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc. Năm 2002, khi lĩnh vực thẻ tín dụng Hàn Quốc phát triển hưng thịnh nhất, lĩnh vực này đã đóng góp 21.500 tỷ KRW cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, lĩnh vực thẻ còn góp phần làm tăng tính minh bạch của các giao dịch tài chính, tăng nguồn thu của Chính phủ từ thuế, tăng giá trị tiền gửi, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực liên quan trực tiếp và gián tiếp, đặt nền móng cho một thời kỳ phát triển mới của ngành tài chính. Đến nay ngành thẻ tín dụng của Hàn Quốc vẫn khẳng định được vị thế trên trường quốc tế cũng như mang lại những lợi ích cho nền kinh tế,
hiện tại ngành thẻ tín dụng của Hàn Quốc vẫn đứng ví trí thứ 02 sau thị trường Mỹ. Như vậy, chúng tôi nhận thấy thị trường thẻ Hàn Quốc thực sự phát triển và có nhiều đóng góp to lớn cho cho sự phát triển của nền kinh tế, trong đó một yếu tố quan trọng cho sự thành công của thị trường thẻ Hàn Quốc chính là nhờ các chính sách mạnh mẽ và linh hoạt của Chính phủ đối với hoạt động thẻ.
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ, bắt đầu triển khai dịch vụ thanh toán thẻ từ năm 1990 bằng việc ký hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE. Đến nay, Vietcombank đã phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner Club (trong đó ký hợp đồng độc quyền đại lý thẻ Amex). Sản phẩm thẻ của Vietcombank cũng rất đa dạng, với 15 sản phẩm thẻ chính, với các tính năng, tiện ích đa dạng phong phú. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu trong phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.
Vietcombank đã mạnh dạn đầu tư lớn nhằm phát triển SPDV thẻ như : Hệ thống máy phát hành thẻ hiện đại, hệ thống ATM/EDC, v.v… Mặc dù số lượng ATM ít hơn Agribank nhưng do số lượng chi nhánh của Vietcombank ít, chủ yếu đặt tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước nên số lượng ATM phần lớn tập trung tại các thành phố lớn, khu du lịch, nghỉ mát, v.v…thu hút được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.
Công tác Marketing được thực hiện bài bản, có chiến lược rõ ràng. Tính đến cuối năm 2010, thị phần về phát hành thẻ nội địa chiếm 16,5% và 32,1% với thẻ quốc tế; đứng đầu về doanh số sử dụng thẻ với hơn 129.000 tỷ đồng chiếm 23,4% thị phần; dẫn đầu thị trường về số lượng EDC (14.762 máy chiếm 27,4% thị phần) và thứ 2 về số lượng ATM (1.530 máy chiếm 13,1% thị phần).
Bên cạnh đó, Vietcombank đã đa dạng phương thức quảng bá, biểu tượng, logo, hình ảnh thống nhất trên toàn quốc, tổ chức các chương trình ưu đãi sử dụng thẻ đối với một số đối tượng, tài trợ cho các chương trình giải trí trên truyền hình, đặc biệt là tham gia đóng góp vào quỹ học bổng sinh viên đại học, v.v…
Vietcombank đã chú trọng đến phát triển SPDV thẻ như là cầu nối để phát triển nền tảng khách hàng cá nhân, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cho các mảng nghiệp vụ khác.