Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 127 - 131)

II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

6/ Bố cục của luận văn

4.2.5. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro

Từ lâu, công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Dưới góc nhìn này, rủi ro được xem như là “điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận” trong kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro được coi là một trung tâm chi phí. Tuy nhiên, một số nhà

nghiên cứu kinh tế hiện đại cho rằng các ngân hàng nên chuyển hướng tiếp cận ngược lại: Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi tạo sức mạnh cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Tuy rủi ro được nhận định là những biến cố diễn biến không như mong đợi, khó xác định nguy cơ và mức độ ảnh hưởng, dễ dàng gây ra những hiệu ứng tiêu cực, nhưng ngăn ngừa nó thì tốt hơn để quản lý nó. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro là để biến công tác xử lý những hậu quả của rủi ro đơn thuần trở thành chủ động phòng ngừa rủi ro. Đó là cách đi đúng hướng cho Agribank trong định hướng kinh doanh thẻ đến năm 2015.

Bất kể một ngành kinh doanh nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro, lĩnh vực thẻ cũng không phải là ngoại lệ. Kể từ khi thẻ ra đời, chính những lợi ích to lớn của nó đã “thu hút” những đối tượng xấu nhằm trục lợi bất hợp pháp bằng nhiều hình thức tinh vi khác nhau khiến cho thuật ngữ “tội phạm công nghệ cao” được quan tâm và nâng cao cảnh giác không chỉ trong thế giới tài chính mà trong đội ngũ an ninh công nghệ. Hàng năm, các ngân hàng trên thế giới liên tục cập nhật và cảnh báo những hình thức gian lận mới nhằm vào thị trường này như: Làm giả thẻ, ăn cắp thẻ, lợi dụng thẻ bị mất, gian lận từ những thẻ không còn tồn tại, lừa đảo qua thư, ăn cắp thông tin nhận dạng thẻ, v.v…

Hiện nay các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Phú Thọ nói riêng mới chỉ chú trọng và làm tốt công tác quản lý và xử lý rủi ro. Việc nhận biết và đo lường rủi ro chưa được quan tâm đúng mức, đòi hỏi có sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và đầu tư kỹ thuật nhằm phát triển các công cụ cảnh báo rủi ro sớm.

Chính từ thực tế đó, đòi hỏi Agribank cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro chi tiết, chuẩn hóa nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh, dựa trên các tiêu chí sau:

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm bảo mật thông tin chủ thẻ từ khâu cá thể hóa thẻ đến cách giao dịch chủ thẻ thực hiện.

- Xây dựng và quản lý kho dữ liệu thẻ để tra cứu, phân tích, phòng ngừa rủi ro phát sinh.

- Phân tích đánh giá tác động của những biến cố rủi ro để có những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro.

- Thu thập thông tin về rủi ro của các NHTM cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ để có cách nhìn nhận và đánh giá chiều hướng rủi ro thẻ tại thị trường Việt Nam qua đó xây dựng định hướng quản trị rủi ro của Agribank.

Từ các tiêu chí trên Agribank cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp, có thể cụ thể hóa theo các bước dưới đây:

Bƣớc 1: Xác định mô hình quản lý rủi ro phù hợp trên cơ sở gắn kết được mô hình quản lý rủi ro với mục tiêu và chiến lược thẻ tổng thể của Agribank.

Bƣớc 2: Đánh giá tình hình hiện tại để lập ra một kế hoạch hành động rõ ràng và triển khai mô hình quản lý rủi ro đó.

Quản trị rủi ro có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng, tuy vậy các ngân hàng chỉ thực sự quan tâm khi có những dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính và uy tín của ngân hàng đó, còn trong điều kiện bình thường, quản trị rủi ro ít nhận được sự quan tâm so với các vấn đề chiến lược khác như tăng trưởng bền vững, phát triển thị trường mục tiêu. Làm thế nào để Agribank có thể quản trị rủi ro một cách hiệu quả? Có thể khái quát các công việc cần triển khai như sau:

- Ban lãnh đạo cần có nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề quản trị rủi ro, phá vỡ quan niệm lỗi thời khi coi quản trị rủi ro chỉ là những công cụ phụ trợ để xử lý hậu quả.

- Thay đổi nhận thức của cán bộ khi coi quản trị rủi ro là trách nhiệm của ban lãnh đạo và một bộ phận chuyên trách. Mỗi cán bộ phải là một nhân tố mắt xích trong hệ thống quản trị rủi ro.

- Triển khai quản lý rủi ro ở tất cả các cấp, lấy nhân viên làm nền tảng trong công tác phòng ngừa rủi ro để mỗi nhân viên thực sự trở thành những nhà quản lý rủi ro.

- Đào tạo nâng cao trình độ quản trị rủi ro cho cán bộ chi nhánh và Trung tâm Thẻ.

Bƣớc 3: Xây dựng chính sách và chiến lƣợc quản lý rủi ro, xây dựng văn hóa nhận thức vềrủi ro, thiết kế rà soát quy trình quản lý rủi ro, xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên, v.v… Gắn liền với các hoạt động này là hệ thống kiểm soát nội bộ tích hợp một loạt các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách để đảm bảo Ngân hàng hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.

Để nâng cao vai trò của công tác quản lý rủi ro, từng bước gắn quản lý rủi ro với mỗi hoạt động kinh doanh từ đó nâng cao nhận thức về rủi ro trong mỗi cán bộ, cần đưa vào thực tiễn những hoạt động sau:

- Đào tạo tập huấn cho tất cả các cán bộ đảm bảo tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ

- Triển khai và vận hành hệ thống cảnh báo rủi ro FA (Fraud Analyzer)

- Trình ban lãnh đạo sớm ban hành quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động thẻ.

Tóm lại: Trong định hướng kinh doanh thẻ đến năm 2015, Agribank cần xác định và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp và hiệu quả nhằm giảm bớt các tổn thất về mặt tài chính và uy tín của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)