II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
6/ Bố cục của luận văn
1.1.2.2. Kết quả triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ tại Việt Nam giai đoạn 2005 2011
2005 -2011
- Nghiệp vụ phát hành thẻ
Với sự nỗ lực của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ Việt nam đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 2011, tổng số thẻ phát hành đạt 42,3 triệu thẻ các loại, bằng 131% so với tổng số lượng thẻ phát hành trong năm 2010, trong đó thẻ nội địa chiếm khoảng 93,6%, thẻ quốc tế chiếm khoảng 6,4%. Agribank dẫn thứ hai thị trường về số lượng thẻ phát hành với gần 8,4 triệu thẻ, chiếm 20% thị phần. Dẫn đàu thị trường thẻ là NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đạt trên 8,7 triệu thẻ, chiếm 21% thị phần.
Vietcombank đứng thứ 3 với trên 6,5 triệu thẻ, chiếm gần 15,3% thị phần. NHTMCP Đông Á và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lần lượt xếp thứ 4 và 5 với 6 triệu thẻ và 3,6 triệu thẻ, chiếm 14,4% và 8,5% thị phần.
Bảng 1.2: Tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam
Năm Số lƣợng thẻ phát hành luỹ kế (chiếc) Doanh số sử dụng thẻ (Tỷ đồng)
Thẻ nội địa Thẻ quốc tế
2005 1.112.800 137.200 25.790 2006 4.065.889 301.561 53.382 2007 9.075.633 567.901 124.001 2008 13.978.622 1.026.985 236.580 2009 20.241.073 1.433.929 328.292 2010 28.500.000 3.200.000 550.000 2011 38.700.000 3.600.000 867.674
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
+ Phát hành thẻ nội địa: Thẻ ghi nợ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng, chiếm hơn 92% trong tổng số lượng thẻ phát hành của toàn thị trường. Tuy nhiên, hiện tại tỷ trọng của thẻ ghi nợ nội địa đang có xu hướng giảm xuống dù mức giảm rất thấp. Đến cuối năm 2011, tổng số thẻ nội địa phát hành (bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội địa) đạt 38,7 triệu thẻ, bằng 135.8% so với năm 2010, trong đó Agribank tiếp tục dẫn thứ hai thị trường thẻ Việt Nam về phát hành thẻ ghi nợ nội địa với gần 8,4 triệu thẻ, chiếm 20% thị phần, sau là Vietinbank 8,7 triệu thẻ, chiếm 20,7 % thị phần và Vietcombank 6,4 triệu thẻ, chiếm 15,24% thị phần.ngân hàng Đông Á với 6,06 triệu thẻ, chiếm 14,35% thị phần,
Đối với thẻ trả trước, trong năm 2011 cả thị trường đã có 8 ngân hàng phát hành với số lượng 1.057.000 thẻ, chỉ chiếm 2,5% thị phần thẻ toàn thị trường. Riêng với loại hình phát hành thẻ tín dụng nội địa, tại Việt Nam chỉ có 3 ngân hàng tham gia phát hành là ACB, Sacombank và ngân hàng Nam Việt, với số lượng thẻ phát hành là 9.804 thẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số thẻ trên thị trường.
+ Phát hành thẻ quốc tế: Năm 2011, trong tổng số 49 tổ chức tham gia thị trường thẻ, có 24 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, trong đó có 18 tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, 17 tổ chức phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, và 12 tổ chức phát hành cả 2 loại thẻ trên. Tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng số thẻ quốc tế phát hành trên toàn thị trường đạt trên 3,6 triệu thẻ, tăng hơn 12,5% so với năm 2010. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế, toàn thị trường phát hành được hơn 1,3 triệu thẻ , trong đó đứng đầu số lượng thẻ quốc tế phát hành trong năm 2011 tiếp tục là Vietcombank với gần 811.360 thẻ, chiếm 35,2% thị phần, Ngân hàng Vietinbank xếp thứ hai với gần 300.000 thẻ, tương đương 13% thị phần. Các vị trí tiếp theo là Sacombank với gần 270.000 thẻ (11%).
Đối với thẻ tín dụng quốc tế, đến hết 31/12/2011, cả thị trường phát hành được gần 1.024.407 thẻ tín dụng quốc tế, chiếm 44,5% trong tổng số lượng thẻ quốc tế, trong đó Vietinbank tiếp tục giữ thị phần lớn nhất với 29,2% (299.617 thẻ). Ngân hàng Vietcombank xếp thứ hai với gần 276.541 thẻ, tương đương 27% thị phần. Các vị trí tiếp theo là Sacombank với gần 60.557 thẻ (5,9%), Techcombank và ACB cũng đạt gần 54.000 thẻ lần lượt chiếm 5,3% và 4,5% thị phần.
Đạt được kết quả trên là do việc ban hành và triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN, cụ thể là đề án thanh toán không dùng tiền mặt và Chỉ thị số 20 về việc trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương Ngân sách Nhà nước. Chính sách đã đi vào cuộc sống bằng sự tham gia tích cực, quyết liệt của các NHTM và sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp. Ngoài ra, đạt được kết quả trên không thể không nói đến vai trò của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và các TCTQT với những hỗ trợ thiết thực trong việc cập nhật thông tin về xu thế phát triển thị trường quốc tế, phổ biến kinh nghiệm quản lý kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, tổ chức các chương trình khuyến khích phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam.
Đơn vị: 1.000 thẻ 4367 9644 15006 21675 31700 42300 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu 1.4: Tổng số thẻ phát hành tại Việt Nam (2006 – 2011)
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
-Nghiệp vụ thanh toán thẻ
+ Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ phát hành, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ATM, việc tích cực gia nhập các liên minh thẻ của các ngân hàng, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, doanh số sử dụng thẻ đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2011, doanh số sử dụng thẻ nội địa đạt trên 867.674 tỷ đồng, tăng 57,8% so với năm 2010, doanh số sử dụng thẻ quốc tế đạt 70.262 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2010.
+ Đặc biệt, trong doanh số sử dụng thẻ, thì doanh số rút tiền mặt chiếm hơn 83%. Doanh số thanh toán tại ĐVCNT tuy có tăng nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế chỉ chiếm chưa đến 0,5% tổng doanh số sử dụng thẻ nội địa. Vietinbank là ngân hàng tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về doanh số sử dụng thẻ các loại với gần 238.574 tỷ đồng, chiếm 27,5% thị phần, tiếp đến là Vietcombank với hơn 192.671 tỷ đồng, chiếm 22% thị phần, Agribank ở vị trí thứ ba với gần 130.000 tỷ đồng, chiếm 15% thị phần,
+ Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2011, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bình quân đạt tới 4,6 triệu lượt khách/năm. Nhờ vậy, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của các ngân hàng cũng tăng lên mạnh mẽ.
- Đầu tƣ trang thiết bị, mạng lƣới chấp nhận thẻ (ATM/EDC)
Bên cạnh phát triển chủ thẻ, tăng nguồn huy động vốn từ dân cư, các NHTM còn chú trọng đầu tư, trang bị và mở rộng màng lưới thiết bị chấp nhận thẻ ATM và EDC, nhằm chiếm lĩnh thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ.
Bảng 1.3: Số liệu ATM/EDC của các NHTM đến 31/12/2011
STT Ngân hàng Số lƣợng ATM Số lƣợng EDC
1 Agribank 2.100 5.261 2 Vietcombank 1.700 21.977 3 Vietinbank 1.829 19.875 4 BIDV 1.295 6.189 5 EAB (Đông Á) 1.236 1.029 6 Sacombank 751 2.021 7 ACB 490 2.170 8 Eximbank 260 3.237 9 Techcombank 1.205 2.657 10 MB (Quân đội) 327 1.246 11 VIB (Quốc tế) 191 2.700
12 SCB (Sài gòn Công thương) 77 650
13 Saigonbank 118 482 14 Vietabank 45 212 15 Southern Bank 20 16 ABBank (An Bình) 126 200 17 Maritimebank (Hàng hải) 198 36 18 VPBank 233 0
19 GP Bank (Xăng dầu) 56 4.043
20 Seabank (Đông Nam Á) 234 420
21 Shinhan Vina 11 0
22 Indovina 38 0
23 United Oversea 0 900
24 PG Bank (Dầu khí toàn cầu) 22 48
25 VRB (Liên doanh Việt Nga) 12 173
26 HabuBank 54 58
27 Ocean Bank 106 259
28 NH khác 915 1.624
Tổng cộng 13.649 77.467
+ Hệ thống ATM
ATM là kênh giao dịch tự động được các ngân hàng quan tâm chú trọng đầu tư, phát triển mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24h của khách hàng. Nếu như năm 2005, mỗi ngân hàng mới chỉ trang bị có vài chục ATM, thì đến 31/12/2011 số lượng ATM trên thị trường đã lên đến 13.649 ATM được lắp đặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó Agribank có số lượng ATM lớn nhất với 2.100 ATM, tiếp đến là Vietinbank 1.829 ATM, Vietcombank 1.700 ATM, BIDV 1.295 ATM, v.v... Trong thời gian qua, các ngân hàng đã chú trọng đến việc đầu tư trang bị ATM nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động. Nhờ đó, mạng lưới ATM phát triển mạnh và rộng khắp các địa bàn cả nước, góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng, đặc biệt tại các thành phố lớn và địa bàn tập trung dân cư và các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Biểu 1.5: Tình hình phát triển ATM tại Việt Nam đến 31/12/2011
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
+ Thiết bị EDC
Thị trường thẻ phát triển tương đối nhanh chóng, mạng lưới ĐVCNT cũng được mở rộng. Đến 31/12/2011, số lượng EDC đạt 77.467 thiết bị. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho khách hàng khi sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch
vụ. Với xu thế phát triển nhanh, mạnh của các trung tâm thương mại, số lượng cửa hàng, siêu thị, khách sạn ngày một gia tăng thì số lượng EDC sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới để đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
- Sự liên minh, liên kết - Xu thế của thị trƣờng thẻ Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển ngày một sôi động của thị trường thẻ, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM cũng đang tích cực tìm các đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ việc mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ cũng như góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư phần mềm, phần cứng phục vụ cho lĩnh vực thẻ. Hiện nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự liên minh chặt chẽ của 4 liên minh thẻ (Banknetvn; Smartlink; VNBC và liên minh thẻ NHTMCP Sài gòn Thương tín - ANZ), hướng tới trở thành một liên minh thống nhất trong toàn quốc, nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng sử dụng thẻ. Tính đến 31/12/2011, hệ thống chuyển mạch thẻ Banknetvn, Smartlink đã xử lý trên 15 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt gần 11.500 tỷ đồng, tăng trưởng 153% so với năm 2010. Chất lượng dịch vụ của hệ thống chuyển mạch đã được cải thiện rõ rệt so với những năm trước, công tác xử lý tra soát khiếu nại được thực hiện nhanh chóng, thỏa đáng cho khách hàng, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng.
1.2. Xu hƣớng phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ trên thế giới
SPDV thẻ sẽ từng bước trở thành một trong những dịch vụ không thể thiếu của ngân hàng bán lẻ và sẽ mang lại nguồn thu tương đối ổn định cho các NHTM. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán ngày càng trở thành một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất đối với các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ, giao dịch thẻ, giá trị giao dịch thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới. Nhưng tốc độ phát triển của thẻ tại các khu vực cụ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt.
Xu hướng phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới trong thời gian tới là việc phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV thay thế thẻ từ.
Thẻ chip là loại thẻ nhựa trên đó có gắn một chíp vi xử lý như một máy tính nhỏ (bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và hệ điều hành). Điểm khác biệt giữa thẻ chip so với thẻ từ là thẻ chip sử dụng mạch điện tử siêu nhỏ để lưu trữ thông tin chủ thẻ, các ứng dụng được tải/nạp lên bộ nhớ của bộ vi xử lý (EEPROM) của chip và các thông tin chủ thẻ được lưu trên thẻ chip đều đã được mã hoá bằng các khoá bảo mật nên kẻ gian rất khó để thực hiện sao chép thông tin chủ thẻ để làm thẻ giả. Có 3 loại thẻ chip đang được sử dụng trên thị trường, đó là: Thẻ chip tiếp xúc, Thẻ chip phi tiếp xúc; thẻ chip giao diện kép. Thẻ chip tiếp xúc là thẻ chip khi thực hiện giao dịch phải tiếp xúc với các thiết bị đọc thẻ và Thẻ chip phi tiếp xúc (còn gọi là thẻ tiếp xúc gần) là loại thẻ nhựa được gắn ăng ten, ứng dụng công nghệ tần suất radio (RF). Loại thẻ này khi sử dụng không cần tiếp xúc trực tiếp vào các thiết bị đọc thẻ, phù hợp với môi trường giao dịch nhanh. Thẻ chip giao diện kép là thẻ chip có sự kết hợp tính năng của thẻ chip tiếp xúc và thẻ chip phi tiết xúc.
Chuẩn EMV được EMVCo (JCB, MCI, Visa) quản lý. EMV là sản phẩm chung do Europay, MasterCard và Visa cùng phát triển vào giữa thập niên 1990 có tính năng mở để đảm bảo khả năng vận hành liên thông giữa các thẻ chip và máy đọc để thanh toán. Do đó, chương trình EMV (thẻ chip EMV, máy chấp nhận thẻ EMV, các phần mềm, chương trình quản lý…) có thể coi là ứng dụng nhiều tiện ích và độ bảo mật cao nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn EMV là không bắt buộc đối với tất cả các loại thẻ và cũng không phải tất cả các loại thẻ Chip hiện nay đều tuân thủ theo chuẩn EMV. Chuẩn EMV chủ yếu được áp dụng đối với các loại thẻ được phát hành bởi các TCTQT như Visa, MasterCard và JCB… Đến tháng 9/2009, hơn 300 triệu thẻ Chip Visa theo chuẩn EMV được phát hành trên toàn cầu song song với việc triển khai 7,4 triệu ATM và EDC tương thích. Phần lớn trong số thẻ Chip này được phát hành và sử dụng tại châu Âu. So với các nước khu vực Châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ có 25% thẻ ngân hàng phát hành ra là thẻ Chip. Tại khu vực này, việc chuyển đổi thẻ Chip theo tiêu
chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là những nước đầu tiên chuyển sang sử dụng thẻ Chip. Singapore, Thái Lan và Hồng Kông là những nước đang đi ngay sau trong việc áp dụng tiêu chuẩn EMV. Rất nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip tại các nước này nhưng lý do quan trọng nhất chính là nhằm chống lại việc gian lận trong thanh toán thẻ.
- Mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển
Theo bảng tổng kết dự báo, trong thời gian tới, Mỹ vẫn là nước có doanh số thanh toán thẻ lớn nhất trên thế giới, mỗi năm doanh số này vẫn tăng khoảng 20%. Điều này dễ hiểu bởi Mỹ là quê hương của thẻ thanh toán. Nhưng thị phần của Mỹ so với các khu vực khác đang giảm dần từ 46% năm 1995 xuống còn 14% vào năm 2009. Nguyên nhân là do sự vươn lên của các thị trường mới nổi khác.
Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ do sự tiện lợi nhiều hơn là được cấp tín dụng và thẻ được xem như là một phương thức thanh toán của tầng lớp thượng lưu.Vì vậy, thẻ vẫn sẽ là phương tiện thanh toán được ưa chuộng. Nhưng giống như thị trường Mỹ thị phần của nó cũng đang giảm đi để nhường chỗ cho những thị trường tiềm năng khác.
Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi là châu lục có sự phát triển kinh tế không đồng đều. Cho đến đầu thập niên 90, nền kinh tế ở đây mới bắt đầu ổn định và có đầu tư nước ngoài. Điều này mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Thẻ ở đây vẫn còn tương đối xa lạ nhưng với nhịp độ tăng trưởng như hiện nay, trong tương lai thẻ sẽ trở thành một phương tiện thanh toán chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng trong 10 năm (từ 1999 -2009) là 625%, khu vực này với số dân chiếm 59% dân số thế giới đã trở thành thị trường lớn thứ 2 thế giới cùng với Châu Âu vào năm