II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
6/ Bố cục của luận văn
4.3.3.3. Phát huy hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Để trở thành ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh dịch vụ, đứng đầu về thị phần cung cấp dịch vụ thẻ trên thị trường, Agribank phải có chiến lược sâu rộng nhằm xã hội hoá hình thức thanh toán thẻ. Muốn vậy, Agribank phải đầu tư trí lực và vật lực vào công cuộc đổi mới này. Giao quyền chủ động cho Trung tâm Thẻ trong việc xây dựng chương trình xúc tiến hỗn hợp, lựa chọn cách thức Quảng cáo, nội dung Quảng cáo dịch vụ thẻ thống nhất toàn hệ thống. Các chi nhánh chủ động trong thực hiện khuyếch trương Quảng cáo tại địa bàn hoạt động với nội dung, hình thức do Trung tâm Thẻ cung cấp. Trước mắt, Agribank cần tập trung đầu tư hơn nữa vào hoạt động xúc tiến hỗn hợp sau:
- Hoạt động Quảng cáo
Quảng cáo là phương tiện truyền thông không trực tiếp nhằm giới thiệu SPDV thẻ ngân hàng, là hoạt động mang tính chiến lược để duy trì và tăng lợi thế
cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Agribank cần tập trung lựa chọn các kênh quảng cáo sau:
+ Quảng cáo qua truyền hình + Quảng cáo qua truyền thanh
+ Quảng cáo qua hệ thống tờ rơi, tờ gấp + Quảng cáo qua Internet
- Hoạt động xúc tiến
Đây là hoạt động khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều sản phẩm thẻ hơn và thu hút thêm khách hàng mới. Hoạt động xúc tiến phải được tiến hành song song với các chiến dịch quảng cáo để phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Thực chất đó là các công cụ kích thích, thúc đẩy các khâu cung ứng, phân phối, sử dụng và lựa chọn dịch vụ thẻ của ngân hàng mình và lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Agribank nên tiến hành các hình thức xúc tiến như:
+ Giảm hoặc miễn phí thường niên cho một số đối tượng khách hàng. + Tặng quà cho khách hàng khi sử dụng thẻ ngân hàng.
+ Tổ chức chương trình rút thăm trúng thưởng cho chủ thẻ.
+ Thực hiện các chương trình tính điểm thưởng đối với khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng về số lượng cũng như giá trị.
+ Liên kết với các công ty dịch vụ như siêu thị, hãng taxi… để có các đợt giảm giá cho khách hàng.