II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
6/ Bố cục của luận văn
4.3.1. Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thẻ đáp ứng nhu cầu thị trường
thị trường
Để đa dạng hóa các SPDV thẻ đáp ứng nhu cầu thị trường thì công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tại Agribank phải được đặc biệt chú trọng và đầu tư không những về cơ sở vật chất mà còn cả về con người. Để tăng cường hoạt động
nghiên cứu đa dạng hóa các SPDV thẻ của Agribank trong 5 năm tới, một số biện pháp cần phải thực hiện như sau:
Trước tiên, cần phải ban hành một quy trình khoa học và chuẩn mực trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm với các bước như sơ đồ dưới đây:
Mô hình 4.4: Quy trình nghiên cứu và phát triển SPDV mới
Bƣớc 1: Đề xuất các ý tưởng về SPDV thẻ. Đó có thể là ý tưởng về phát triển SPDV thẻ mới hoặc ý tưởng nhằm cải thiện lợi ích mà SPDV thẻ đang có mang lại cho khách hàng. Ý tưởng mới có thể xuất phát từ trong nội bộ Agribank Phú Thọ hoặc từ môi trường ngoài. Agribank Phú Thọ cần xây dựng chính sách động viên, khuyến khích nhân lực toàn chi nhánh đóng góp các ý tưởng mới về SPDV thẻ. Ngoài ra, SPDV thẻ cũng có thể lấy ý tưởng từ việc phân tích phản ứng, phàn nàn của khách hàng về SPDV hiện tại hoặc phân công cán bộ sâu sát nắm bắt thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra các sản phẩm thẻ có tính đặc thù riêng, phù hợp với công nghệ và xu hướng thị trường.
Bƣớc 2: Trên cơ sở các ý tưởng được đề xuất, Phòng Dịch vụ & marketing có trách nhiệm đánh giá các ý tưởng có tính khả thi, chọn lọc và đề xuất cho Ban lãnh đạo các ý tưởng phù hợp. Đề xuất các ý tưởng về SPDV thẻ Rà soát và chọn lọc ý tưởng Phát triển các đặc tính, lợi ích và hình ảnh SPDV thẻ và kiểm tra nhận thức của khách hàng Phát triển chiến lược marketing cho SPDV thẻ Phân tích hiệu quả và chi phí của SPDV thẻ Phát triển SPDV thẻ thực sự Test SPDV thẻ tại môi trường giả định hoặc thị trường thật Thương mại hóa SPDV thẻ
Bƣớc 3: Phát triển và định nghĩa các đặc tính, hình ảnh của SPDV thẻ theo hướng mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng, sau đó tiến hành điều tra, đánh giá kiểm tra nhận thức của khách hàng về ý tưởng SPDV thẻ mới bằng cách đặt các câu hỏi cho một nhóm khách hàng mục tiêu.
Bƣớc 4: Xây dựng chiến lược marketing cho SPDV mới bao gồm: Xác định và mô tả thị trường mục tiêu (các khách hàng tiềm năng của SPDV mới); Định vị sản phẩm; Mục tiêu về doanh số, thị phần và lợi nhuận trong những năm đầu tiên.
Bƣớc 5: Ước tính chi phí và hiệu quả của SPDV thẻ mới trên cơ sở định hướng kinh doanh của Trung tâm Thẻ trong từng thời kỳ.
Bƣớc 6: Tạo sản phẩm và thử nghiệm SPDV thẻ tại Trung tâm Thẻ.
Bƣớc 7: Triển khai thử nghiệm rộng rãi hơn SPDV thẻ. Có nhiều cách có thể tiến hành việc thí nghiệm này, ví dụ như: Đưa SPDV thẻ mới ra một vài thành phố tiến hành các chiến dịch marketing, bán hàng và làm bảng điều tra đánh giá; Cho nhân viên ngân hàng sử dụng trước; Kết hợp với đối tác để họ sử dụng trước rồi làm điều tra đánh giá.
Bƣớc 8: Đưa SPDV thẻ ra thị trường: Phải xác định thời gian ra mắt sản phẩm và vùng thị trường ra mắt và bán sản phẩm.
Quy trình SPDV thẻ mới được chuẩn hóa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sản phẩm bị thất bại khi đưa ra thị trường và mang lại hiệu quả thực sự cho Trung tâm Thẻ.
Bƣớc 9: Đánh giá, phân tích sản phẩm rút kinh nghiệm để chỉnh sửa hoặc đưa ra ý tưởng cho sản phẩm mới