II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
6/ Bố cục của luận văn
1.2.1. Xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ trên thế giới
SPDV thẻ sẽ từng bước trở thành một trong những dịch vụ không thể thiếu của ngân hàng bán lẻ và sẽ mang lại nguồn thu tương đối ổn định cho các NHTM. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán ngày càng trở thành một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất đối với các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ, giao dịch thẻ, giá trị giao dịch thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới. Nhưng tốc độ phát triển của thẻ tại các khu vực cụ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt.
Xu hướng phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới trong thời gian tới là việc phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV thay thế thẻ từ.
Thẻ chip là loại thẻ nhựa trên đó có gắn một chíp vi xử lý như một máy tính nhỏ (bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và hệ điều hành). Điểm khác biệt giữa thẻ chip so với thẻ từ là thẻ chip sử dụng mạch điện tử siêu nhỏ để lưu trữ thông tin chủ thẻ, các ứng dụng được tải/nạp lên bộ nhớ của bộ vi xử lý (EEPROM) của chip và các thông tin chủ thẻ được lưu trên thẻ chip đều đã được mã hoá bằng các khoá bảo mật nên kẻ gian rất khó để thực hiện sao chép thông tin chủ thẻ để làm thẻ giả. Có 3 loại thẻ chip đang được sử dụng trên thị trường, đó là: Thẻ chip tiếp xúc, Thẻ chip phi tiếp xúc; thẻ chip giao diện kép. Thẻ chip tiếp xúc là thẻ chip khi thực hiện giao dịch phải tiếp xúc với các thiết bị đọc thẻ và Thẻ chip phi tiếp xúc (còn gọi là thẻ tiếp xúc gần) là loại thẻ nhựa được gắn ăng ten, ứng dụng công nghệ tần suất radio (RF). Loại thẻ này khi sử dụng không cần tiếp xúc trực tiếp vào các thiết bị đọc thẻ, phù hợp với môi trường giao dịch nhanh. Thẻ chip giao diện kép là thẻ chip có sự kết hợp tính năng của thẻ chip tiếp xúc và thẻ chip phi tiết xúc.
Chuẩn EMV được EMVCo (JCB, MCI, Visa) quản lý. EMV là sản phẩm chung do Europay, MasterCard và Visa cùng phát triển vào giữa thập niên 1990 có tính năng mở để đảm bảo khả năng vận hành liên thông giữa các thẻ chip và máy đọc để thanh toán. Do đó, chương trình EMV (thẻ chip EMV, máy chấp nhận thẻ EMV, các phần mềm, chương trình quản lý…) có thể coi là ứng dụng nhiều tiện ích và độ bảo mật cao nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn EMV là không bắt buộc đối với tất cả các loại thẻ và cũng không phải tất cả các loại thẻ Chip hiện nay đều tuân thủ theo chuẩn EMV. Chuẩn EMV chủ yếu được áp dụng đối với các loại thẻ được phát hành bởi các TCTQT như Visa, MasterCard và JCB… Đến tháng 9/2009, hơn 300 triệu thẻ Chip Visa theo chuẩn EMV được phát hành trên toàn cầu song song với việc triển khai 7,4 triệu ATM và EDC tương thích. Phần lớn trong số thẻ Chip này được phát hành và sử dụng tại châu Âu. So với các nước khu vực Châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ có 25% thẻ ngân hàng phát hành ra là thẻ Chip. Tại khu vực này, việc chuyển đổi thẻ Chip theo tiêu
chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là những nước đầu tiên chuyển sang sử dụng thẻ Chip. Singapore, Thái Lan và Hồng Kông là những nước đang đi ngay sau trong việc áp dụng tiêu chuẩn EMV. Rất nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip tại các nước này nhưng lý do quan trọng nhất chính là nhằm chống lại việc gian lận trong thanh toán thẻ.
- Mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển
Theo bảng tổng kết dự báo, trong thời gian tới, Mỹ vẫn là nước có doanh số thanh toán thẻ lớn nhất trên thế giới, mỗi năm doanh số này vẫn tăng khoảng 20%. Điều này dễ hiểu bởi Mỹ là quê hương của thẻ thanh toán. Nhưng thị phần của Mỹ so với các khu vực khác đang giảm dần từ 46% năm 1995 xuống còn 14% vào năm 2009. Nguyên nhân là do sự vươn lên của các thị trường mới nổi khác.
Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ do sự tiện lợi nhiều hơn là được cấp tín dụng và thẻ được xem như là một phương thức thanh toán của tầng lớp thượng lưu.Vì vậy, thẻ vẫn sẽ là phương tiện thanh toán được ưa chuộng. Nhưng giống như thị trường Mỹ thị phần của nó cũng đang giảm đi để nhường chỗ cho những thị trường tiềm năng khác.
Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi là châu lục có sự phát triển kinh tế không đồng đều. Cho đến đầu thập niên 90, nền kinh tế ở đây mới bắt đầu ổn định và có đầu tư nước ngoài. Điều này mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Thẻ ở đây vẫn còn tương đối xa lạ nhưng với nhịp độ tăng trưởng như hiện nay, trong tương lai thẻ sẽ trở thành một phương tiện thanh toán chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng trong 10 năm (từ 1999 -2009) là 625%, khu vực này với số dân chiếm 59% dân số thế giới đã trở thành thị trường lớn thứ 2 thế giới cùng với Châu Âu vào năm 2005. Đây là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, Châu Á Thái Bình Dương (AP) nổi lên là khu vực không chỉ phát triển kinh tế mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn là vùng nổi tiếng về du lịch, ở đây thu hút phần lớn khách du lịch từ châu Âu, châu Mỹ. Đây là
điều kiện tốt để phát triển thị trường kinh doanh thẻ. Doanh số thanh toán thẻ tăng mạnh trong thời gian qua và trong thời gian tới chủ yếu do lượng khách nước ngoài, việc sử dụng thẻ trong dân cư còn rất hạn chế do điều kiện về kinh tế, thói quen tiêu dùng, v.v... Trong những năm tới, các nền kinh tế đang phát triển tại Châu Á vẫn tiếp tục là thị trường hấp dẫn của thẻ thanh toán. Số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ tăng mạnh. Các ngân hàng tại châu Á không ngừng đầu tư vốn phát triển hạ tầng công nghệ thẻ. Bên cạnh đó, thị trường thẻ đang thu hút khối lượng nhân lực lớn đòi hỏi có trình độ nghiệp vụ, nắm bắt công nghệ hiện đại.
- Tích hợp nhiều tính năng, tiện ích trong sản phẩm thẻ
Hiện tại, thẻ thanh toán không chỉ bị giới hạn bởi chức năng đơn giản là rút tiền mà còn bổ sung thêm khá nhiều tiện ích chức năng như: Thanh toán hóa đơn, hàng hóa dịch vụ, v.v… Trong tương lai, thẻ thanh toán không chỉ đa dạng về hình thức, mẫu mã mà còn phong phú về chứng năng, tiện ích. Cao hơn nữa thẻ thanh toán không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu rút tiền mặt mà còn có thể được tích hợp với các tính năng khác, kết hợp làm thẻ ra vào cơ quan, thẻ chứng minh thư, thẻ sử dụng dịch vụ công cộng, v.v…
Thẻ thanh toán không chỉ là phương tiện thanh toán vật thể mà còn là công cụ thanh toán phi vật thể như một chiếc ví điện tử. Thực tế, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử rất dễ sử dụng, hiệu quả và an toàn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và cơ hội rất lớn. Xét về mặt bảo mật, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về yếu tố công nghệ và con người. Trong mọi loại hình dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking hay Phone Banking, khách hàng luôn sở hữu một tài khoản đăng nhập và mật khẩu, chỉ duy nhất người sở hữu khóa bí mật mới có thể giải mã và đọc được thông tin. Một biện pháp đảm bảo tính xác thực và an toàn nữa là sau khi giao dịch được báo thực hiện thành công, khách hàng đều nhận được tin nhắn hoặc thư điện tử thông báo đầy đủ các thông tin về giao dịch như thời gian, số tiền, số bút toán, v.v...
- Không ngừng cải tiến và nâng cao hệ thống phần mềm, công nghệ thẻ, thiết bị chấp nhận thẻ
Thẻ thanh toán đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng khắt khe của khách hàng; tạo niềm tin, uy tín với khách hàng; đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng; thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế của đất nước góp phần minh bạch hóa nền kinh tế, phù hợp với xu thế toàn cầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Thẻ từ dùng trong thanh toán điện tử là chiếc thẻ nhựa có một dải từ ở mặt sau và một phần dành riêng để chứa chữ ký của chủ thẻ. Thông tin được ghi trên dải từ và có 3 rãnh (track) chứa thông tin. Mỗi track có độ rộng khoảng 1/10 inch. Các ngân hàng đều sử dụng chuẩn ISO/IEC 7811. Thẻ thanh toán bình thường chỉ sử dụng thông tin trên các track 1 và 2. Việc sử dụng track 3 tùy thuộc vào các ngân hàng phát hành thẻ, không có một tiêu chuẩn qui định cụ thể nào cho việc ghi thông tin trên track 3 này.
Trên thế giới, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục phát hành thẻ từ cho khách hàng nhưng bản thân họ rất lo ngại trước những vấn đề rủi ro và gian lận thẻ. Bởi thẻ từ bộc lộ nhiều hạn chế về khả năng an toàn, lưu trữ thông tin cũng như tích hợp các ứng dụng, dịch vụ trên thẻ. Công nghệ thẻ từ đã được cải tiến mạnh trong nhiều năm qua để tăng cường khả năng chống lại các hoạt động tội phạm thẻ. Mặc dù vậy, công nghệ này đã phát triển đến đỉnh điểm rất khó có một phương pháp mới chống gian lận hữu hiệu có thể được áp dụng cho chúng nữa. Điều này đã khiến các tổ chức thẻ phải nghiên cứu công nghệ mới dành cho thẻ trong thế kỷ 21. Công nghệ thay thế đem lại nhiều lợi điểm là thẻ thông minh sử dụng một con chíp máy tính được gắn lên thẻ nhựa với kích thước tương tự như chiếc thẻ từ. Khác biệt duy nhất mà chủ thẻ thấy được là một vùng kim loại nhỏ trên mặt thẻ, chứa tiếp xúc điện tử.
Giữa những năm 80, châu Âu đã triển khai những chiếc thẻ thông minh đầu tiên - những chiếc thẻ điện thoại trả trước sử dụng thẻ nhớ. Từ đây, phạm vi ứng dụng của thẻ thông minh đã được mở rộng ra nhiều ngành bao gồm tài chính, viễn thông, các chương trình Chính phủ, bảo mật thông tin, bảo mật truy cập vật lý, giao thông, hệ thống bán lẻ, v.v…Thẻ thông minh cung cấp rất nhiều tính năng vượt trội
so với thẻ từ truyền thống như khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an toàn thông tin, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ. Ngoài ra thẻ thông minh rất bền, có tuổi thọ khá cao (các nhà cung cấp cho biết thẻ có thể được đọc và ghi lại tới 10.000 lần trước khi bị hỏng).
Bên cạnh thẻ thông minh, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thẻ không tiếp xúc là xu hướng phát triển tương lai. Việc đọc/ghi dữ liệu thẻ không cần phải có một tiếp xúc vật lý. Thẻ có thể được đặt cách máy đọc thẻ vài chục centimet. Tốc độ xử lý của thẻ không tiếp xúc là cao hơn so với các thẻ tiếp xúc. Vì vậy thẻ không tiếp xúc thường được ứng dụng tại những nơi cần phải xử lý nhanh như các hệ thống quá cảnh, trên các phương tiện giao thông công cộng.
Thẻ lưỡng tính cũng là một xu hướng phát triển của công nghệ thẻ, đó là sự kết hợp các đặc điểm của thẻ tiếp xúc và thẻ không tiếp xúc. Dữ liệu được truyền hoặc bằng cách tiếp xúc, hoặc không tiếp xúc. Thẻ lưỡng tính đắt hơn rất nhiều so với 2 loại trên.
Về hệ thống phần mềm, đối với thẻ thông minh sử dụng chíp vi xử lý, cũng giống như máy tính cá nhân (PC), cần có hệ điều hành để quản lý, thực thi các ứng dụng và trao đổi dữ liệu với thiết bị đọc thẻ. Hiện tại trên thị trường có 3 loại hệ điều hành chính hỗ trợ đa ứng dụng là: Javacard, MULTOS và Windows for SmartCards. Những hệ điều hành này và các ứng dụng được đưa vào thẻ trong quá trình cá thể hóa thẻ.
Trong quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ thông minh, các thiết bị đầu cuối, các mạng thanh toán và các hệ thống máy chủ phải hỗ trợ cả 2 loại thẻ. Quá trình chuyển dịch đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống trên hệ thống chuyển mạch, hệ thống phát hành thẻ, hệ thống thanh toán và thiết bị đầu cuối ATM/EDC vì công nghệ phát hành và thanh toán thẻ thông minh có sự khác biệt lớn so với công nghệ thẻ từ truyền thống, có những cấu phần phải được nâng cấp nhưng cũng có những cấu phần mới phải đầu tư riêng.
Hệ thống cá thể hóa thẻ thông minh (Personalization Preparation Process – P3) cũng là cấu phần không thể thiếu khi phát hành thẻ thông minh. Hệ thống này
bao gồm công cụ phát triển ứng dụng thẻ thông minh, công cụ tải các ứng dụng lên thẻ và tạo dữ liệu sẵn sàng cho cá thể hoá thẻ.
Để chấp nhận các giao dịch thẻ EMV, các thiết bị đầu cuối phải được chứng nhận chuẩn EMV cấp độ 1 và 2 (level 1, level 2). Level 1 liên quan chủ yếu đến phần cứng của thiết bị đầu cuối, xác minh việc tiếp xúc với thẻ và kiểm tra độ chính xác của tương tác giữa máy đọc thẻ với thẻ. Level 2 liên quan chủ yếu đến phần mềm của thiết bị đầu cuối và đảm bảo sự tương thích với các đặc tả kỹ thuật EMV cho luồng giao dịch và dữ liệu tương tác giữa phần thẻ và thiết bị đầu cuối. Việc nâng cấp các thiết bị giao dịch ATM và EDC để chấp nhận giao dịch thẻ thông minh có thể phải gồm nâng cấp cả phần cứng và phần mềm. Việc nâng cấp phần cứng phụ thuộc vào từng loại thiết bị cụ thể, có thể chỉ là những thay đổi đơn giản đối với đầu đọc thẻ nhưng cũng có thể phải nâng cấp toàn bộ bộ xử lý của máy.