6. Kết cấu của luận văn
3.3. Đánh giá chung
3.3.1.Thực trạng phát triển, hoàn thiện kênh phân phối của Trung tâm
Hệ thống kênh phân phối của Trung tâm không ngừng đƣợc mở rộng, hiện tại Trung tâm có tổng số lƣợng 17.223 thành viên trong hệ thống kênh phân phối. Năng lực của kênh phân phối cũng đƣợc chú trọng và nâng cao về khả năng tài chính. Mỗi đơn vị chi nhánh trực thuộc đều thành lập xây dựng kênh các đại lý để cung cấp hàng hóa trên địa bàn.
Trong thời gian tới, Trung tâm không ngừng tiếp tục mở rộng và củng cố hệ thống kênh. Dự kiến tiếp tục xây dựng thêm 03 tổng đại lý, 15 cửa hàng huyện thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn. Đáp ứng yêu cầu mục tiêu mỗi huyện là một “pháo đài” chiến đấu, 14/14 tỉnh đều có văn phòng đại diện của MobiFone tại huyện, xã.
Hệ thống kênh phân phối của Trung tâm đƣợc duy trì với tính ổn định cao, mối quan hệ giữa các đại lý cũng đƣợc gắn chặt, phối hợp trao đổi thông tin với
nhau để cùng bình ổn mặt bằng chung cho thị trƣờng ở khu vực. Sự gắn chặt đó thể hiện qua việc đồng nhất về giá bán buôn, đồng nhất quan điểm chiết khấu cho các điểm bán lẻ có thể.
Tăng cƣờng nhân sự quản lý kênh của Trung tâm và các đơn vị trực thuộc. Mỗi một hệ thống kênh do một ngƣời đảm nhiệm theo dõi, báo cáo định kỳ thƣờng xuyên theo tuần, theo tháng về sự biến động các thông tin liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ thống các đại lý. Về giá cả, số lƣợng thành viên kênh tăng lên hay giảm xuống, mức độ tiêu thụ hàng hóa nhiều hay ít, so với cùng thời điểm trƣớc có tăng lên hay không,….; hệ thống đại lý có phản hồi thông tin, có ý kiến đóng góp, kiến nghị với Trung tâm không, …từ đó gia tăng khách hàng.
Tăng cƣờng đào tạo chuyên sâu liên tục cho các chuyên viên phụ trách về kênh phân phối của từng địa bàn tỉnh. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ tổng hợp về mảng thị trƣờng, hỗ trợ tích cực cho việc đẩy mạnh tính sáng tạo, chủ động trong công việc quản lý kênh phân phối tại địa bàn cụ thể.
Để đánh giá tốt hơn ý kiến của các các thành viên kênh về dịch vụ cung ứng sản phẩm của Trung tâm, luận văn sử dụng kiểm định thống kê One-Sample T test với giá trị kiểm định: Test Value = 3,41 tức là với tiêu chí thành viên kênh đánh giá các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ kênh là “khá hài lòng”. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện tại bảng dƣới đây:
Bảng 3.9: Kiểm định ý kiến đánh giá của các thành viên kênh về hoạt động chăm sóc, hỗ trợ kênh của Trung tâm
Chỉ tiêu đánh giá
Kiểm định một mẫu. Giá trị kiểm định = 3,41 Số mẫu Giá trị TB Mức ý nghĩa (Sig) Giá trị chênh lệch (1) Hỗ trợ về tờ rơi, ấn phẩm 390 2,55 0,001 -0,860 (2) Thông tin về sản phẩm, chính sách bh 390 3,41 0,951 -0,002 (3) Thái độ làm việc của ngƣời bán hàng 390 2,99 0,001 -0,42
(4) Dịch vụ giao hàng 390 3,48 0,038 0,075
(5) Thời gian đáp ứng nhu cầu 390 3,46 0,117 0,057
(Nguồn: Số liệu điều tra ) (Điểm theo thang đo Likert: 5- Rất hài lòng đến…1- Rất không hài lòng)
Giả thiết cần kiểm định H0: điểm số trung bình của các thành viên kênh đánh giá các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ kênh của Trung tâm = 3,41 (mức “khá hài lòng”).
Giả thiết H1: điểm số trung bình khác 3,41.
Kết quả kiểm định One - Sample T test ở bảng 3.9 cho thấy: với các trƣờng hợp (1), (2), (4) có Sig lần lƣợt là 0,001; 0,001; 0,038 < 0,05, do đó giả thiết H0
bị bác bỏ, tức là giá trị trung bình có sự khác biệt với giá trị kiểm định, sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Có nghĩa là các thành viên kênh cho ý kiến đánh giá “hài lòng” với tiêu chí dịch vụ giao hàng. Về hỗ trợ về tờ rơi, ấn phẩm; Thái độ của nhân viên đƣợc các thành viên kênh đánh giá “không hài lòng”; với các trƣờng hợp (2) và (5) có Sig lần lƣợt là 0,951; 0,117 > 0,05, ta thừa nhận H0, tức là giá trị trung bình không có sự khác biệt với giá trị kiểm định; có nghĩa là các thành viên kênh đánh giá các tiêu chí: thông tin về sản phẩm, chính sách bán hàng, và thời gian đáp ứng nhu cầu ở mức độ “khá hài lòng”.
3.3.2. Các giải pháp đã áp dụng phát triển, mở rộng và hoàn thiện kênh phân phối của Trung tâm