6. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế tại Trung tâm thông tin di động khu vực V - Công ty thông tin di động (MobiFone)
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp 390 thành viên kênh phân phối thông qua bảng câu hỏi.
Bƣớc 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane: ) * 1 ( N e2 N n
Trong đó: n: quy mô mẫu
N: kích thƣớc của tổng thể, N = 15.442 (tổng thành viên kênh năm 2012 là 15.442 thành viên).
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05
Ta có: n = 15.442/ ( 1 + 15.442 * 0.052) = 389,9 => quy mô mẫu: 390 mẫu. Bƣớc 2: Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức cấp chi nhánh, do đặc điểm thành viên kênh phân phối phân bổ tại 14 tỉnh thành với chi nhánh cấp 1
(gồm các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng) chiếm trên 46,11%; chi nhánh cấp 2 (gồm các tỉnh Hƣng Yên, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh) chiếm trên 36,09%; các chi nhánh còn lại chiếm 17,18%.
Bƣớc 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.
Bƣớc 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn. - Thời gian điều tra: từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4/2012.
- Phạm vi điều tra: tại 14 tỉnh thành thuộc Trung tâm thông tin di động khu vực V.
2.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các số liệu của các bộ phận của Trung tâm thông tin di động khu vực V; các báo cáo của Công ty, Trung tâm trong 4 năm 2009 - 2012; thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nƣớc.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập đƣợc, tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft 2007 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chi tiết,… Trong đó, phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.
a. Phương pháp duy vật biện chứng
Phƣơng pháp duy vật biện chứng: là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phƣơng pháp nghiên cứu này cho phép ta phân tích một cách tổng hợp,
liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài mà có tác động đến đối tƣợng nghiên cứu. Và cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng một cách phổ biến và mang tính khoa học.
b. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân.
c. Phương pháp chi tiết
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: mọi kết quả kinh doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lƣợng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt đƣợc. Mục đích cơ bản của phƣơng pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp.
- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thƣờng không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh đƣợc sát, đúng và tìm đƣợc các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích phân tích,… khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. Mục tiêu cơ bản của phƣơng pháp này là chỉ ra đƣợc quy luật vận động của hiện tƣợng theo thời gian.
- Chi tiết theo không gian: kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế đƣợc tập hợp từ các đơn vị, phần tử tạo nên, mỗi đơn vị phần tử các nhân tố ảnh hƣởng khác
nhau. Xu thế tác động đến tổng thể khác nhau, trên cơ sở chi tiết các bộ phận chúng ta tìm ra nguyên nhân, sau đó đề ra biện pháp phù hợp, mục đích cơ bản của phƣơng pháp này là tìm ra các nhân tố điển hình.
d. Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 15.0 sử dụng thang điểm Likert: sử dụng kiểm định One-Sample T - test để kiểm định giá trị trung bình của tổng thể nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.
* Phân tích thống kê: sử dụng thang điểm 5, trong đó:
1 - Rất không hài lòng 2 - Không hài lòng 3 - Bình thƣờng
4 - hài lòng 5 - Rất hài lòng
Với giá trị khoảng cách đƣợc xác định: d = Giá trị max - giá trị min
=
5 - 1
= 0,8
n 5
Tức là:
Điểm trung bình từ 1,00 đến 1,8: rất không hài lòng Điểm trung bình từ 1,81 đến 2,6: không hài lòng Điểm trung bình từ 2,61 đến 3,4: bình thƣờng Điểm trung bình từ 3,41 đến 4,2: hài lòng Điểm trung bình từ 4,21 đến 5,0: rất hài lòng * Kiểm định One - Sample T-Test:
Các giá trị trung bình đƣợc kiểm định bằng cách kiểm định trung bình theo phƣơng pháp One - Sample T - Test để xem xét ý nghĩa về mặt thống kê.
Thu thập số liệu sơ cấp từ các nguồn tài liệu của Trung tâm và phỏng vấn thành viên kênh trực tiếp.
H1 : # giá trị kiểm định
Với α = 0.05 là mức ý nghĩa của kiểm định. Nếu Sig. (P-value) > 0.05: H0 đƣợc chấp nhận.
Nếu Sig. (P-value) < 0.05: H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H1.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Doanh thu
a. Khái niệm: doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu đƣợc do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Tổng doanh thu = DT từ họat động SXKD+ DT từ hoạt động tài chính+ DT từ hoạt động khác
b. Nội dung doanh thu
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản, liên quan đến các chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị thực hiện đƣợc do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại.
+ Các khoản tăng thu nhập do việc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (trợ giá).
+ Các khoản phải thu khó đòi.
+ Giá trị các sản phẩm, hàng hoá đem biếu, tặng, cho hoặc tiêu dùng nội bộ.
+ Doanh thu tổng thể còn gọi là tổng doanh thu, là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp dịch vụ kể cả số doanh thu bị chiết khấu, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán chấp thuận cho ngƣời mua nhƣng chƣa đƣợc ghi trên hoá đơn.
+ Chiết khấu bán hàng gồm chiết khấu thanh toán và chiết khấu thƣơng mại. Chiết khấu thanh toán là khoản tiền thƣởng cho khách hàng đã thanh toán trƣớc thời hạn. Chiết khấu thƣơng mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng khi
Doanh thu thuần Doanh thu tổng thể Chiết khấu bán hàng Hàng bán bị trả lại Giảm giá hàng bán Thuế gián thu = - - - -
mua với khối lƣợng lớn. Các khoản chiết khấu bán hàng đƣợc coi nhƣ một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Hàng bán bị trả lại: số hàng bị khách hàng trả lại do kém phẩm chất, không đúng chủng loại,...
+ Giảm giá bán hàng là các khoản giảm trừ đƣợc chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận và lý do hàng kém phẩm chất,...
+ Thuế gián thu: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là những khoản thu từ hoạt động đầu tƣ tài chính hoặc kinh doanh về vốn đƣa lại; thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn cổ phần; thu từ hoạt động liên kết; thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay,...
- Doanh thu từ hoạt động bất thƣờng: là những khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên, không dự tính trƣớc đƣợc nhƣ: thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu đƣợc khoản nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại, các khoản giảm thuế, bán vật tƣ hàng hoá dôi thừa, thu thanh lý tài sản,...
c. Ý nghĩa của doanh thu: là chỉ tiêu quan trọng về hoạt động của doanh nghiệp, nó chứng tỏ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng đƣợc xã hội thừa nhận; tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất đƣợc thƣờng xuyên, liên tục; là nguồn quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp; là nguồn thu để doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc nhƣ nộp thuế, trích lập các quỹ, tham gia góp vốn cổ phần, liên doanh, trả các khoản vay ngân hàng,...
2.3.2. Doanh thu tiêu dùng
a. Khái niệm: doanh thu tiêu dùng là toàn bộ số tiền thu đƣợc do khách hàng sử dụng tài khoản chính, bao gồm doanh thu tiêu dùng trả trƣớc, doanh thu tiêu dùng trả sau, doanh thu cƣớc kết nối, doanh thu đấu nối, bán sim, doanh thu Roaming quốc tế. DTTD = DTTD Trả trước + DTTD trả sau + DT cước kết nối + DT đấu nối, bán sim + DT Roaming quốc tế
b. Ý nghĩa của doanh thu tiêu dùng: do đặc thù của ngành viễn thông di động thƣờng khuyến khích khách hàng bằng tài khoản khuyến mại nên việc sử dụng chỉ tiêu doanh thu tiêu dùng chỉ xác định khoản tiền thu đƣợc từ tài khoản chính của khách hàng phản ánh sức tiêu dùng thực của khách hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức khỏe của đơn vị tại một thời điểm nhất định.
2.3.3. Chi phí
a. Khái niệm: chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế nhƣ sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua đƣợc các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
b. Nội dung chi phí hoạt động kinh doanh gồm:
(1) Chi phí nguyên liệu, vật liệu; (2) Chi phí nhiên liệu, động lực; (3) Tiền lƣơng;
(4) Các khoản trích nộp theo quy định của nhà nƣớc nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, kinh phí công đoàn;
(5) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định;
(6) Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ đƣợc thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp nhƣ vận chuyển, điện, nƣớc, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, tƣ vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.
(7) Thuế và các chi phí khác bằng tiền theo quy định của Bộ Tài chính.
2.3.4 Lợi nhuận
a. Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt đƣợc thu nhập đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại.
b. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm
+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản, nó đƣợc xác định bằng:
+ Lợi nhuận từ các hoạt động khác.
c. Chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng: là chỉ tiêu hiệu quả tài chính của chi phí và đầu tƣ trong sản xuất kinh doanh; là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp mở rộng sản xuất; là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nƣớc; là điều kiện để củng cố thêm thế mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng,...
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Doanh thu của hoạt động kinh doanh
Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ
Thuế tiêu thụ
= - -
Thuế theo quy định (trừ thuế TNDN)
Lợi nhuận các
hoạt động khác Thu nhập từ các hoạt độngkhác
CP của các hoạt động khác
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI KÊNH PHÂN PHỐI CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC V
3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty và Trung tâm
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty Thông tin di động VMS MobiFone
Trụ sở chính: Lô VP1, Phƣờng Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 84 43 78 31 733
E-mail: webmaster@mobifone.com.vn
Văn phòng khu vực: Trung tâm thông tin di động khu vực V
Địa chỉ: Số 8 Lô 28A, Đƣờng Lê Hồng Phong, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Điện thoại liên hê: 84 313558879 Ngày thành lập trung tâm: 24-04-2008
Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng một trực thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Đƣợc thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thƣơng hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lƣới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay bao gồm 01 Chủ tịch, 01 Tổng giám đốc, 15 phòng ban chức năng, 06 Trung tâm khu vực và 01 Xí nghiệp thiết kế.
Trung tâm Thông tin di động KV V đƣợc thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 2008, trực thuộc quản lý của Công ty thông tin di động, có trụ sở chính tại số 8 Lô 28A đƣờng Lê Hồng Phong - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng.
Trung tâm thông tin di động khu vực V chịu trách nhiệm điều hành sử dụng vận hành hệ thống mạng lƣới BTS của công ty; quản lý và tổ chức khai thác kinh doanh tại các tỉnh trực thuộc Trung tâm theo các chủ trƣơng của công ty; xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan bán hàng và hoạt động sau bán hàng tại các địa bàn tỉnh thuộc Trung tâm quản lý; lắp đặt, khai thác và kinh doanh hệ thống thông tin di động, dịch vụ điện thoại di động; vận hành khai thác mạng lƣới viễn thông, tin học và truyền thông; kinh doanh thiết bị tin học, viễn thông và truyền thông;
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin di động khu vực V
(Nguồn: Quy chế hoạt động Trung tâm TTDĐ KV V - P. TC-HC)
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
Các phó Giám đốc Phòng TC-HC Phòng KT-TK-TC Phòng CSKH & TTCP Phòng TH-TC Phòng QLĐT-XD Phòng KT-TK Đài
Điều hành viễn thông Đài Phòng KH-BH&Ma Đài 1090 CN HẢI PHÒNG CN QUẢNG NINH CN THÁI BÌNH CN NAM ĐỊNH CN BẮC NINH CN….. CN BẮC GIANG
Phòng tổ chức hành chính có chức năng:
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác quản lý cán bộ, điều