Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 112)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

3.3.3.1.Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

chè của hộ

Luận án sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích đánh giá sự tác động của biến động tăng các yếu tố giá tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân. Các yếu tố giá ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân bao gồm: Giá bán sản phẩm chè búp, giá các yếu tố đầu vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(giá phân bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá công lao động), loại hình hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ và công nghệ sản xuất của hộ.

* Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá tới thu nhập hỗn hợp/sào (MI/sào) Hàm sản xuất có dạng: 5α5 γ1.D1 γ2.D2 γ3.D3 4.D4 α4 4 α3 3 α2 2 α1 1 αi y i AP P P P P P .e Y

Trong đó: Y: Biến phụ thuộc (MI/sào); P: Các biến độc lập;

D: Các biến giả.

Các biến số đƣợc sử dụng trong hàm Cobb-Douglas đƣợc mô tả chi tiết theo phần mềm Eviews ở bảng 2.3 (Chƣơng 2).

Sau khi sử dụng phần mền Eviews để ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas, kết quả uớc lƣợng thu đƣợc ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến MI/Sào

Tên biến Hệ số ƣớc

lƣợng T – Stat P_Value Độ lệch chuẩn

Hệ số chặn 3.554745 4.140560 0.0000 0.858517 LOG(PY) 0.219000 2.054565 0.0244 0.106592 LOG(P1) -0.322693 -3.353313 0.0136 0.096231 LOG(P2) -0.095312 -2.998233 0.0207 0.031792 LOG(P3) -0.047729 -2.272343 0.0348 0.021004 LOG(P4) -0.023114 -2.053482 0.0259 0.011256 LOG(P5) -0.195237 -2.870658 0.0000 0.068011 D1 -0.273174 -3.098903 0.0252 0.088152 D2 0.007021 0.051065ns 0.9594 0.137490 D3 -0.014772 -0.166600ns 0.8681 0.088668 D4 -0.189905 -2.214769 0.0365 0.085745 Hệ số xác định bội R2 0.671798 FStatitic = 59.15552 Prob[F] = 0.000000 Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh R2 0.660441

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hàm CD có dạng:

Y = e3,5547 .Py0.219P1-0.323P2-0.095P3-0.048P4-0.023P5 0.195 e-0.273D10.007D2-0.015D3-0.189D4 ui Từ kết quả phân tích ở bảng 3.16 cho thấy: FStatitic = 59.15552> Ftb = 3,32 nên 67,17 % sự thay đổi của thu nhập hỗn hợp/sào là do các yếu tố trong mô hình tác động. Kiểm định các hệ số riêng lẻ ta thấy hệ số của các biến giả D2 (giới tính của chủ hộ), D3 (trình độ của chủ hộ) không có ý nghĩa thống kê vì t kiểm định nhỏ hơn t tra bảng (ttính< tTb = 1,96). Nhƣ vậy, yếu tố giới tính và trình độ tập huấn của chủ hộ ở mô hình nghiên cứu này ảnh hƣởng không rõ ràng đến thu nhập hỗn hợp/sào trong sản xuất chè của các hộ. Còn lại các hệ số khác trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê vì ttính> tTb = 1,96.

Hệ số αi mang dấu (+) dƣơng, chứng tỏ khi giá bán sản phẩm chè tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp chè/sào tăng lên. Cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, giá bán chè tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp/sào của hộ tăng lên 0,219%, tức là khi giá bán sản phẩm chè tăng lên 1 nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn hợp trên sào trong sản xuất chè của hộ tăng lên 0,731 nghìn đồng.

Các hệ số α1, α2, α3, α4, α5 mang dấu (-) âm chứng tỏ khi giá các yếu tố đầu vào (giá phân bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá thuốc diệt cỏ, giá công lao động thuê ngoài) tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm đi.

Cụ thể, nhân tố quyết định lớn nhất tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ ở đây là giá của phân bón. Khi giá phân bón tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,322%. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá phân bón tăng lên một nghìn đồng thì thu nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm đi 4,404 nghìn đồng. Trong điều kiện giá đầu vào phân bón tăng cao nhƣ hiện nay, các hộ đầu tƣ phân bón phải theo đúng hƣớng dẫn kỹ thuật cũng nhƣ định mức bón phân cho cây chè để với chi phí thấp nhất mà đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Khi giá thuốc trừ sâu tăng thêm 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,095%, tức là khi giá thuốc trừ sâu tăng lên 1 nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ giảm đi 1,572 nghìn đồng. Tác dụng của thuốc trừ sâu là hạn chế sâu bệnh, lại kích thích cho chè phát triển. Việc phun thuốc trừ sâu đem lại hiệu quả sản xuất chè cao hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình nên sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích một cách vừa phải, đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lƣợng của chè, tiết kiệm chi phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giá công lao động thuê ngoài cũng ảnh hƣởng lớn tới thu nhập hỗn hợp/sào của hộ. Khi giá công lao động thuê ngoài tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm 0,195%. Tức là khi giá công lao động thuê ngoài tăng lên 1 nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ giảm 0,437 nghìn đồng với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Khi giá nhiên liệu tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,048%, tức khi tăng giá nhiên liệu lên 1 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp của hộ giảm 0,498 nghìn đồng khi các nhân tố khác không đổi. Khi giá thuốc diệt cỏ tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,023%, tức khi khi các nhân tố khác không đổi, giá thuốc diệt dỏ tăng lên 1 nghìn đồng thì thu nhập hỗn hợp của hộ giảm 0,054 nghìn đồng.

Biến giả về loại hình hộ trồng chè cho thấy hộ kiêm chè có thu nhập hỗn hợp/sào thấp hơn hộ chuyên là 0,273%. Điều này là do các hộ chuyên chè biết cách đầu tƣ vào sản xuất chè hợp lý hơn hộ kiêm. Biến giả về công nghệ sản xuất cho thấy, hộ áp dụng máy sao cải tiến có thu nhập hỗn hợp/sào thấp hộ kiêm là 0,189%. Lý do là hộ áp dụng máy sao cải tiến phải chi phí nhiều hơn về nhiên liệu cho sản xuất, giá nhiên liệu tăng làm cho chi phí của hộ tăng nên thu nhập hỗn hợp/sào của hộ sử dụng máy sao cải tiến thấp hơn hộ sử dụng công nghệ khác (máy vò chè mini hoặc thủ công…).

* Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá tới hiệu quả sử dụng chi phí

(MI/IC) Hàm sản xuất có dạng: ui 4.D4 γ3.D3 γ2.D2 γ1.D1 α5 5 α4 4 α3 3 α2 2 α1 1 αi y i AP P P P P P .e Y

Các biến sử dụng trong hàm Cobb-Douglas đƣợc mô tả chi tiết tại bảng 2.4 (Chƣơng 2). Sau khi ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình hàm sản xuất CD thu đƣợc kết quả ở bảng 3.17.

Hàm CD có dạng:

Y = e2,0794.Py0.016P1-0.064P2-0.080P3-0.084P40.140P5 0.757 0.069D1 0.026 D2-0.030 D3-0.081 D4

e

Từ kết quả phân tích ở bảng số liệu 3.17 cho thấy 62,13% sự thay đổi của MI/IC đƣợc giải thích bởi các yếu tố trong mô hình. Các yếu tố giá thuốc diệt cỏ (P4), loại hình hộ (D1), trình độ tập huấn của chủ hộ (D3) và công nghệ sản xuất của hộ (D4) không có ý nghĩa thống kê phản ánh các yếu tố trên ở mô hình này ảnh hƣởng không rõ ràng đến hiệu quả sử dụng chi phí của hộ. Điều này đƣợc lý giải do khối lƣợng thuốc diệt cỏ hộ sử dụng ít nên sự biến động về giá của thuốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diệt cỏ ảnh hƣởng không lớn lắm đến hiệu quả chi phí của hộ. Các yếu tố trình độ tập huấn của chủ hộ và công nghệ sản xuất tại mô hình nghiên cứu này ảnh hƣởng không rõ ràng đến hiệu quả chi phí trong sản xuất chè của các hộ.

Bảng 3.17. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố giá đến MI/IC

Tên biến Hệ số ƣớc

lƣợng T – Stat P_Value Độ lệch chuẩn

Hệ số chặn 2.079473 5.608324 0.0000 0.370783 LOG(PY) 0.016767 0.647381 0.0259 0.160165 LOG(P1) -0.046008 -2.230255 0.0287 0.020629 LOG(P2) -0.080332 -2.583031 0.0311 0.716712 LOG(P3) -0.084818 -1.986375 0.0427 0.657799 LOG(P4) 0.140014 0.614994 ns 0.5404 0.227667 LOG(P5) -0.757410 -4.507585 0.0000 0.168030 D1 0.069337 0.132457 ns 0.5235 0.523467 D2 0.026983 2.070269 0.0384 0.013033 D3 -0.030190 -0.226596 ns 0.8214 0.133232 D4 -0.081792 -0.634831 ns 0.5275 0.128841 Hệ số xác định bội R2 0.621349 FStatitic = 43.11234 Prob[F] = 0.000000 Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh R2 0.608247

Ghi chú: ns: không có ý nghĩa thống kê.

Qua số phân tích cho Hệ số αi mang dấu (+) dƣơng, chứng tỏ khi giá bán sản phẩm chè tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp chè/sào tăng lên. Cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, giá bán chè tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp/chi phí của hộ tăng lên 0,0167%. Các hệ số α1, α2, α3, α5 mang dấu (-) âm chứng tỏ khi giá các yếu tố đầu vào (giá phân bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá công lao động thuê ngoài) tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp/chi phí của hộ giảm đi.

Cụ thể, nhân tố quyết định lớn nhất tới hiệu quả chi phí của hộ ở đây là giá công lao động thuê ngoài. Khi giá công lao động thuê tăng lên 1% thì MI/IC của hộ giảm 0,757%. Khi giá phân bón tăng lên 1% thì MI/IC của hộ giảm 0,064%. Khi giá nhiên liệu tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/chi phí giảm 0,084%. Giá thuốc trừ sâu tăng lên 1% thì MI/IC của hộ giảm 0,080%.

Biến giả về loại hình hộ trồng chè cho thấy hộ kiêm chè có MI/IC của hộ thấp hơn hộ chuyên là 0,273%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 112)