Biến động giá thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 93)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

3.2.2.2. Biến động giá thuốc bảo vệ thực vật

Các loại thuốc phòng, trừ sâu bệnh và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV ở nƣớc ta chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên biến động giá tại thị trƣờng nội địa cũng phụ thuộc rất lớn vào giá thị trƣờng thế giới. So với năm 2001, hầu hết các loại thuốc trừ sâu bệnh tăng giá với mức tăng thấp nhất là 4,17%, cao nhất 68%. Năm 2008 giá thuốc trừ sâu bệnh so với năm gốc tăng thấp nhất 2,94%, cao nhất tới 23,02%. 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Giá N. khẩu (USD/tấn) Giá bán qui đổi (USD/tấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc phòng trừ sâu bệnh đều tăng giá dẫn tới làm tăng giá thành sản phẩm chè. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới giá các loại chế phẩm hoá học dùng trong sản xuất chè tăng giá là do lƣợng cầu trong nƣớc tăng và tỷ giá quy đổi giữa đồng USD với VND tăng lên.

3.2.2.3. Biến động giá nhiên liệu năng lượng

Giá thành chè cũng chịu ảnh hƣởng của sự biến động giá điện và giá xăng dầu. Trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay, giá xăng dầu trên thị trƣờng thế giới tăng mạnh ảnh hƣởng đến kinh tế toàn cầu nói chung và sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta nói riêng.

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ 2008 đến nay

Ngày Diesel (đ/lít) Mogas 92 (đồng/lít) Ngày Diesel (đ/lít) Mogas 92 (đồng/lít) 27/08/2008 15450 17000 29/03/2011 21.050 21.300 18/09/2008 15450 16500 26/08/2011 20.750 20.800 17/10/2008 14950 16000 10/10/2011 20.350 20.800 8/11/2008 12950 14000 09/05/2012 21.550 23.300 02/04/2009 9.950 11.500 01/08/2012 20.750 21.900 11/04/2009 9.950 12.000 13/08/2012 21.500 23.000 01/07/2009 12.050 14.200 28/12/2012 21.500 23.150 09/08/2009 12.050 14.700 28/03/2013 21.850 24.550 30/08/2009 13.050 15.700 09/04/2013 21.400 24.050 01/10/2009 12.750 15.200 18/04/2013 21.300 23.640 20/11/2009 14.250 16.300 26/04/2013 21.200 23.330 15/12/2009 14.550 15.950 14/06/2013 21.420 23.750 (Nguồn: http://xangdau.net)

Giá điện ở nƣớc ta tăng bình quân 6,38%/năm trong 10 năm qua nhƣng tăng mạnh vào năm 2003 và năm 2004. Giá xăng bán lẻ tại thị trƣờng nội địa cũng tăng khá mạnh với tốc độ 7,39%/năm trong giai đoạn 1995-2004. Giá bán lẻ xăng tăng cao nhất vào năm 2013. Giá điện và giá xăng dầu biến động theo xu thế tăng lên đã ảnh hƣởng đáng kể đến giá thành chè do giá dịch vụ bơm nƣớc, giá vận chuyển sản phẩm, giá dịch vụ làm đất và nhiều khâu dịch vụ khác trong sản xuất nông nghiệp tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.4. Biến động về giá lao động và giá dịch vụ nông nghiệp

Theo kết quả điều tra hộ nông dân và kết quả các hội nghị PRA cho thấy giá lao động trong nông thôn nói chung, trong sản xuất chè nói riêng có xu hƣớng tăng lên rõ rệt trong những năm qua.

Bảng 3.7. Biến động tăng giá ngày công lao động thuê tại các địa phương

Đơn vị tính:đồng/công

TT Địa phương Năm

2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 1 ĐBSH 18000 30000 42500 50000 80000 85000 2 Bắc Ninh 18000 35000 40000 45000 75000 10000 3 Hải Dƣơng 18000 35000 55000 65000 70000 95000 4 Bắc Giang 15000 25000 30000 50000 75000 90000 5 Thái Nguyên 20000 30000 40000 45000 80000 90000

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012)

Giá lao động và giá dịch vụ trong nông nghiệp là loại giá đặc biệt cần đƣợc xem xét đầy đủ hơn. Càng ngày, giá thành của thực sản phẩm nông sản càng phụ thuộc nhiều vào các loại giá này. Thực tế cho thấy, trong thời gian ngắn khoảng từ 3 đến 5 năm qua, giá lao động và các dịch vụ nông nghiệp đã tăng đáng kể làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ và sức cạnh tranh về giá của các sản phẩm chè bị ảnh hƣởng đáng kể.

Giá ngày công của lao động thuê mƣớn trƣớc năm 2002 ở các địa phƣơng vừa thấp vừa ít có sự chênh lệch giữa các địa phƣơng. Nhƣng giá này đã tăng nhanh gấp 2 lần tiến đến trên 2 lần, thậm chí trên 3 lần ở các năm 2008 và 2012. Điều đặc biệt là đã có sự phân hóa giữa các địa phƣơng về giá lao động trong nông nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể nhƣng sự phân hóa thị trƣờng lao động nông nghiệp trong nông thôn hiện nay có thể phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố chính:

-Chi phí cơ hội của lao động nông nghiệp tại mỗi địa phƣơng. -Tổ chức thị trƣờng lao động nông nghiệp ở địa phƣơng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.5. Một số nguyên nhân gây ra sự biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè

Mục đích của nghiên cứu này không đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động giá tăng những năm qua, mà tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè đến sản xuất và hiệu quả sản xuất chè của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, qua đó đề xuất các chính sách và giải pháp hạn chế những rủi ro do biến động tăng giá gây nên.

Tuy nhiên, việc đề cập đến những nguyên nhân gây biến động giá là cần thiết. Mỗi nguyên nhân biến động giá có thể có giải pháp chính sách khắc phục sự biến động khác nhau. Do những nguyên nhân biến động giá thƣờng rất phức tạp và việc xác định nguyên nhân tăng giá thƣờng không khó, nhƣng phân tích để chứng minh mức độ tác động của các yếu tố đó thì không hề đơn giản. Bởi thế, trong phần này luận án chỉ đề cập vắn tắt đến các nguyên nhân tăng giá mà không đi sâu phân tích cơ chế tác động của tăng giá. Các nguyên nhân đóng góp vào biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè trong những năm qua đó là:

1) Nguyên nhân tăng giá do sự biến động giá của thị trường thế giới.

Không thể phủ nhận rằng giá sản phẩm chè và giá các đầu vào trong sản xuất chè thời gian qua bắt đầu từ 2008 đến nay có những tác động từ sự biến động giá phức tạp của thị trƣờng thế giới dƣới tác động của tình trạng tăng giá nhiên liệu, tăng nhu cầu lƣơng thực, tình trạng gia tăng thiên tai dịch hại trên thế giới và cả vấn đề xã hội khác nhƣ chiến tranh, khủng bố…

Biến động đồng biến của giá phân bón trong nƣớc với giá phân bón nhập khẩu đã chứng tỏ: Kinh tế Việt Nam ngày hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng quốc tế và sự bảo hộ của Chính phủ đối với thị trƣờng trong nƣớc là rất ít. Chính vì thế đã làm tăng sự phụ thuộc của giá các đầu vào sản xuất chè trong nƣớc vào giá nhập khẩu vì Việt Nam hiện đang nhấp khẩu số lƣợng nguyên liệu phân bón khá lớn, phân bón đang phải nhập trên 50% nhu cầu. Năm 2008, sự tăng giá vận chuyển quốc tế lên đến 60% – 65% cũng làm cho giá vật tƣ, phân bón tăng cao.

2) Nhóm yếu tố ảnh hưởng bởi đô thị hóa.

Đô thị hóa không chỉ làm cho đất đai nông nghiệp thu hẹp mà nó còn làm cho giá lao động ở nông thôn tăng lên đáng kể, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ quả của tình trạng này đe dọa đến sức cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam nói chung và của sản phẩm chè nói riêng. Những biện pháp cấp bách nhƣ chuyển giao công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm lao động, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cần phải đƣợc triển khai sớm nếu chúng ta muốn giữ cho lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

3) Tình hình lạm phát tiền tệ và hệ quả của các chinh sách vĩ mô.

Về nguyên tắc, bất cứ giá cả của loại hàng nào tăng thì đều dẫn đến giá của một số hàng hoá khác sẽ giảm nếu luợng tiền trong nền kinh tế không đổi. Và bất cứ trƣờng hợp nào gây tăng giá ít nhiều đều bắt nguồn từ nguyên nhân tiền tệ.

Giá biến động thời gian qua, nhất là năm 2008 có nguyên nhân không nhỏ từ lƣợng tín dụng bơm vào nền kinh tế ở mức cao, đều đặn và kéo dài trong nhiều năm. Lƣợng tiền đƣa vào thị trƣờng có nhiều nguồn: từ trái phiếu Chính phủ, tiền mua ngoại tệ dự trữ, tiền đầu tƣ từ bên ngoài (vốn FDI). Hệ quả là lạm phát năm 2008 vừa qua đã lên đến 2 con số (22,97%). Có ý kiến lo ngại khi nói đến tình trạng “bội thực vốn” của nền kinh tế.

4) Hiện tượng độc quyền các dịch vụ nông nghiệp và vấn đề trục lợi giá.

Đóng góp vào sự biến động giá nông nghiệp thời gian qua có nguyên nhân quan trọng đó là những hiện tƣợng trục lợi nâng giá của một số tác nhân cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, một lợi thế của một thị phần quá lớn trong cung cấp dịch vụ, sự ít đa dạng trong tổ chức các kênh hàng cung cấp dịch vụ và sự phát triển yếu kém của các tổ chức hợp tác nông dân ở các địa phƣơng là 3 trong vô số điều kiện để cho một số tác nhân cung cấp dịch vụ nông nghiệp hiện thiết lập những chiến lƣợc độc quyền thị trƣờng để trục lợi giá, làm cho giá cả càng biến động khó lƣờng, ảnh đến sản xuất và thu nhập của ngƣời dân.

5) Các nguyên nhân khác như hệ thống cung ứng dịch vụ đầu vào, quan

hệ hợp tác của hộ nông dân với các thành phần kinh tế khác, các chính sách của Chính phủ, vai trò của địa phƣơng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)