Tình hình biến động giá một số yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

* Biến động giá phân bón

- Trên thế giới:

Trong vài năm gần đây, giá phân bón trên thị trƣờng thế giới biến đổi liên tục theo đà tăng lên nhất là thời điểm từ sau năm 2008 đến nay. Thời điểm quý 3 năm 2008 giá phân DAP tại vùng vịnh Mỹ và miền trung Florida và giá Amoniac khan tại Vùng Vịnh đã tăng cao do nhu cầu đƣợc cải thiện theo mùa. Đầu năm 2009, thị trƣờng phân bón thế giới chịu tác động của việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phân bón và giảm mạnh nguồn cung đã tiếp tục tăng đồng thời giá dầu thô tăng cao và nhu cầu nhập khẩu phân bón các nƣớc cũng tăng. Giá phân Urê liên tục có chiều hƣớng tăng, có nơi đã tăng lên 650 USD/tấn, trong khi mức giá cao nhất của 5 tháng đầu năm 2008 chỉ là 330 USD/tấn. Đặc biệt trong năm 2010 giá DAP bình quân gần đạt mốc 1000 USD/tấn ở mức 967.2 USD/tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồ thị 1.1. Diễn biến giá phân bón thế giới 2008 – 2011

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới. Ghi chú: Năm 2012 theo số liệu 4 tháng đầu năm)

Giá phân bón các loại trên thị trƣờng thế giới đã tăng ở mức kỷ lục trong vòng 35 năm qua. Theo tạp chí chuyên ngành Green Markets, giá Phosphate (lân) tăng phi mã từ 365 USD/tấn năm 2007 lên 1.000 USD/tấn năm 2008. Riêng giá Kali nhảy vọt từ 230 USD/tấn lên 7.000 USD/tấn. Thời điểm đầu tháng 8/2008, giá DAP (Diamonium Phosphate) giao dịch trong khoảng 1.268-1.275 USD/tấn, (CFR). Tại Mỹ, giá dao động trong khoảng 1.065-1.075 USD/tấn FOB Nola. Trong khi đó, giá Urê Yuzhny đạt mốc 785 USD/tấn, FOB còn giá hợp đồng chỉ ở mức 735 USD/tấn, FOB. Khách hàng Brazil mua với giá khoảng 850-855 USD/tấn, CFR tƣơng đƣơng với 780-790 USD/tấn, FOB, urê Nga/Ucraina. Giá Nitrate ammonium tại Mỹ dao động trong khoảng 765-770 USD/tấn, FOB. Giá Ammonia tăng thêm 360-380 USD/tấn tùy thị trƣờng so với thời điểm đầu năm 2008, giá tại Yuzhny đang dao động ở mốc 800 USD/tấn, FOB. Đến tháng 10/2008 giá Urê giảm trên hầu hết các thị trƣờng do nhu cầu tiêu thụ giảm, giá tại thị trƣờng Yuzhny ở mức 710 USD/tấn, FOB. Tại Mỹ, giá Urê dao động ở mức 710 USD/tấn, FOB Nola, nhƣng nhu cầu không nhiều.

Từ đầu năm 2009, giá phân bón trên thế giới đã không ngừng tăng lên hàng tuần, hàng tháng. Đối với phân Ure, giá thị trƣờng thế giới đang ở mức trên 300 USD/tấn, tăng tới 100 USD/tấn so với cuối năm 2008. Tuy nhiên, giá phân Urê từ khối các nƣớc thuộc Liên bang Xô Viết cũ (FSU) giảm mạnh kể từ đầu tháng 3/2009 đã bắt đầy gây tác động đến các nhà sản xuất Urea tại

0 200 400 600 800 1,000 1,200 2009 2010 2011 2012 USD/tấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những khu vực khác. Giá mời thầu Urea Prilled cho hợp đồng giao hàng tại Trung Quốc đã giảm xuống dƣới 290 USD/tấn, FOB. Giá Urê Granular hợp đồng tháng 4/09 đứng ở mức khoảng 280 USD/tấn FOB. Tại Ai Cập, dƣới áp lực bởi nhu cầu mua yếu tại Thái Lan và châu Âu, giá chào bán Urea đã đƣợc điều chỉnh giảm xuống còn 290-295 USD/tấn, FOB. Tại Mỹ latinh, giá chào bán phân Urê xuất xứ từ Venuezuela trong khu vực đạt khoảng 280 USD/tấn, FBO.

Thị trƣờng phân bón năm 2011 nhìn chung tƣơng đối vững, với giá phân bón đạt mức cao nhất kể từ mức đỉnh cao vào năm 2008.

- Ở Việt Nam:

Hiện nay sản xuất phân bón trong nƣớc mới đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu, có loại phân bón phải nhập khẩu tới 100% nhƣ phân DAP, Kali, … nên giá phân bón trong nƣớc bị chi phối bởi giá phân bón và giá vật tƣ thế giới. Cùng với biến động giá trên thị trƣờng thế giới, giá các loại vật tƣ, phân bón trong nƣớc cũng thay đổi liên tục và trở thành nỗi lo cho ngƣời nông dân.

Theo trung tâm thông tin của Viện Chính sách chiến lƣợc về giá cả các loại phân bón vào thời điểm cuối tháng 3/2007, giá các loại phân urê bán lẻ tại các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp khoảng 8.5 ngàn đồng/kg. Trong tháng 8-2007, hầu hết các loại phân NPK, phân kali và phân lân giá vẫn đứng ở mức cao, tuy có giảm giảm nhẹ không đáng kể (giảm 150-200 đồng/kg). Nhƣng từ đầu tháng 9/2008, giá các loại phân bón lại tăng trở lại và tăng liên tục, mức tăng bình quân từ 350- 400 đồng/kg so với tháng 8/2007. Cụ thể, giá phân Urê (Phú Mỹ) bán lẻ từ mức 8,5 - 8,7 ngàn đồng/kg vào thời điểm đầu tháng 8-2007 đã tăng lên mức 8,7 - 9,2 ngàn đồng/bao. Giá phân DAP (Trung Quốc, loại hột xanh) tăng từ từ 7, 9 ngàn đồng/kg 8,5- 8,7 ngàn đồng/kg; DAP hột đen có giá thấp hơn loại xanh khoảng 100 - 150 đồng/kg...

Nguyên nhân phân bón trong nƣớc đang tăng cao do giá các loại phân bón và nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồ thị 1.2 Diễn biến giá phân bón trong nước 2008 – 2012

( Nguồn: AGROINFO)

Quý I năm 2008, trong khi giá lƣơng thực tăng trung bình 17,4%, giá thực phẩm tăng 22% thì giá phân bón tăng đến 71,3%, giá thuốc trừ sâu tăng 50%. Đến cuối tháng 5/2008, giá phân bón nhập khẩu đã tăng 96% so với tháng 1/2008. Sự tăng giá không đồng đều này làm cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập từ sản xuất có xu thế tiếp tục giảm xuống. Mức tăng giá sản phẩm đầu ra trên thực ra chỉ có lợi cho ngƣời những ngƣời nông dân sản xuất hàng hóa có quy mô đáng kể. Đối với phần lớn nông dân sản xuất ở mức tự cung tự cấp thì mức tăng giá về đầu ra không có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của họ. Ngoài ra, ngƣời nông dân còn phải chịu mức tăng giá của mọi sản phẩm hàng hóa của công nghiệp và kinh tế đô thị, phải chịu mức tăng giá của mọi loại dịch vụ, ví dụ thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã tăng giá rất nhanh.

Phân bón là yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè. Giá phân bón biến động tăng cao nhƣ thời gian qua có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân của trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Biến động lãi suất

Vấn đề lạm phát - lãi suất - tỷ giá đã trở thành những chủ đề nóng đƣợc bàn luận nhiều trong thời gian qua là nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Lạm phát đã cho thấy giảm tốc; lãi suất đã giảm bằng những chính sách mạnh tay của NHNN. Từ năm 2011 tới nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, giảm khoảng 7-10%/năm so với thời điểm giữa năm 2011. Hiện nay, lãi suất huy động

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2008 2009 2010 2011 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của các TCTD phổ biến: không kỳ hạn và kỳ hạn dƣới 1 tháng ở mức 1- 1.2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng ở mức 5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dƣới 12 tháng ở mức 6.5-7.5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7.5-9%/năm, phù hợp với kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2013 và cả năm 2014. Bên cạnh việc quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế và kêu gọi các TCTD giảm lãi suất các khoản vay cũ về dƣới 13%/năm thì việc lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện cho các TCTD tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay qua đó chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp. Đến nay mặt bằng cho vay giảm khoảng 9-12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006, thấp hơn năm 2007, lãi suất đã không còn là cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣời dân. Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ƣu tiên hiện ở mức 7-9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9-11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5-7%/năm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)