Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 57)

* Thu thập số liệu thứ cấp:

Đây là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trọng để tổng hợp, phân tích và đƣa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận án. Nguồn thông tin này giúp cho luận án có đƣợc những thông tin về các lĩnh vực sau:

- Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, tình hình phát triển sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp, tình hình sản chè nói chung của tỉnh và của các điểm nghiên cứu về diện tích, năng suất, sản lƣợng ...

- Thông tin về tình hình dân số, đất đai, khí hậu, thời tiết... có ảnh hƣởng đến việc phát triển sản xuất chè.

- Thông tin liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới, Việt Nam và địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các nguồn:

- Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan của các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu Tƣ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê, Chi cục Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân.

- Các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, Chính phủ và các tổ chức quốc tế có liên quan đến đề tài.

Các tài liệu thu thập đƣợc sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn điểm nghiên cứu, xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Các tài liệu này sẽ đƣợc tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những thông tin mới có liên quan của luận án đƣợc thu thập từ việc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân sản xuất chè thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra, đƣợc lập sẵn. Thu thập số liệu sơ cấp (số liệu mới) đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp:

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia (PRA)

* Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bƣớc sau:

- Chọn điểm điều tra: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều tra

phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phƣơng diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình nông thôn và nông dân của vùng. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng chính của Thái Nguyên để điều tra các hộ.

+ Huyện Đồng Hỷ:

Đại diện cho vùng đồi cao núi thấp, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên với diện tích đất tự nhiên là 470,38 km2, dân số trung bình năm 2012 là 110.130 ngƣời (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012) [7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa hình của huyện đồi thoải, lƣợn sóng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có Sông Cầu, chảy qua. Huyện có thế mạnh về cây chè, cây ăn quả, đặc biệt nổi tiếng với chè Trại Cài. Tại huyện Đồng Hỷ chọn 3 xã đại diện nghiên cứu là thị trấn Sông Cầu, xã Khe Mo và xã Minh Lập.

+ Huyện Phổ Yên:

Đại diện cho vùng nhiều ruộng, ít đồi. Huyện có diện tích đất tự nhiên là 256,58 km2, dân số trung bình năm 2012 của huyện là 139.310 ngƣời (Niên giám

thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012) [7], đại diện cho vùng phía Nam của tỉnh Thái

Nguyên, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Huyện có đất đai tƣơng đối bằng phẳng, mầu mỡ, sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng hàng hóa với thế mạnh là sản phẩm lúa gạo và chăn nuôi.

Chè của Phổ Yên đƣợc trồng ở các đồi bát úp, xen kẽ giữa cánh đồng. Hàng năm huyện đã cung cấp trên 10 ngàn tấn chè búp tƣơi ra thị trƣờng trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn 2000 - 2010 quá trình CNH - HĐH của Phổ Yên diễn ra ở mức khá trong tỉnh. Huyện phấn đấu sẽ hoàn thành CNH vào năm 2020. Tại huyện Phổ Yên chọn nghiên cứu 3 xã đó là xã Phúc Thuận, xã Phúc Tân và xã Thành Công.

+ Huyện Định Hóa:

Đại diện cho vùng địa hình vùng núi của tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Nguyên có diện tích 520,8 km2, gồm 1 thị trấn; 23 xã. Dân số là 87.434

(Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012) [7].

Định Hóa nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Các nƣơng chè của huyện nằm trên núi và sƣời đồi với độ dốc từ 15% đến 30%. Sản xuất chè của Định Hóa chủ yếu theo hƣớng quảng canh, chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và chất lƣợng không cao. Địa hình đồi núi thấp, cao 600 - 800 m, phân cắt mạnh, thung lũng hẹp. Vùng giữa địa hình dạng lòng chảo. Sông Cầu chảy qua. Đất lâm nghiệp chiếm 71% diện tích, thuận lợi cho trồng chè, lạc, đậu tƣơng, ngô, sắn, chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa, trồng rừng, khai thác lâm sản. Huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 4 của tỉnh. Huyện Định Hoá chọn nghiên cứu tại 3 xã Điềm Mặc, Bình Yên, Bình Thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chọn hộ điều tra: là bƣớc quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính

xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu

Tiêu chí chọn hộ điều tra: căn cứ vào tiêu chí diện tích trồng chè và loại hình hộ, đồng thời căn cứ vào mức thu nhập để phân loại và chọn hộ điều tra.

Xác định quy mô số lượng hộ điều tra: Có nhiều cách ƣớc lƣợng số đơn vị

hộ để điều tra thực tế.

Theo Trần Ngọc Phác (2006) [31] xác định số lƣợng hộ cần điều tra sử

dụng công thức sau: 2 2 2 t n Trong đó:

n: Số lƣợng hộ cần tiến hành điều tra t: Hệ số tin cậy (t = 1,96 với = 5%)

: Phạm vi sai số cho phép

Để ƣớc lƣợng ta dùng phƣơng sai mẫu (S2 đƣợc tính từ 30 hộ điều tra thí điểm) và ƣớc lƣợng theo công thức sau:

1 2 ) 1 ( 2 2 2 ) 1 ( U s n U s n Trong đó:

S2: Phƣơng sai mẫu n: Dung lƣợng mẫu

U1, U2: Chênh lệch mẫu và đƣợc tra từ bảng phân phối 2

Sau đó, dựa vào công thức tính n, xác định đƣợc số lƣợng mẫu cần điều tra là 224 hộ. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lƣợng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lƣợng mẫu đƣợc tăng lên là 300 hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi xác định đƣợc số lƣợng mẫu cần điều tra, tác giả xác định địa điểm tiến hành điều tra tại huyện Định Hóa, Phổ Yên và Đồng Hỷ. Số lƣợng mẫu điều tra ở mỗi huyện tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên (đất đai), địa hình, thu nhập của các hộ. Việc lựa chọn điểm điều tra thu thập các thông tin mới về tình hình sản xuất chè của tỉnh đƣợc thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu

STT Huyện Số hộ Ghi chú

1 Định Hóa 100 Đại diện cho vùng núi cao phía Tây

2 Phổ Yên 100 Đại diện cho vùng nhiều ruộng ít đồi phía Nam

3 Đồng Hỷ 100 Đại diện cho vùng núi thấp đồi cao phía Đông

Tổng 300 Đại diện cho toàn tỉnh

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả khảo sát thực địa và ý kiến của chuyên gia)

Lựa chọn các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu để điều tra khảo sát thực tế dựa trên tiêu chí phân loại hộ theo tình trạng kinh tế hộ (hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo). Tiêu chí chính để phân loại hộ theo tình trạng kinh tế hộ chủ yếu dựa vào định mức phân loại giàu nghèo mà chính phủ quy định và cách phân loại hộ của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên: Mức nghèo là hộ có thu nhập thấp hơn 400ngđ/khẩu/tháng; mức trung bình từ 400 đến 650ngđ/khẩu/tháng; mức khá từ trên 650ngđ/khẩu/tháng.

Quá trình lựa chọn hộ nông dân đại diện để nghiên cứu của tỉnh Thái Nguyên còn phân tổ theo tiêu chí các hộ chuyên sản xuất chè và kiêm sản xuất chè. Căn cứ vào cách phân loại hộ của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tình hình thực tiễn tại các vùng điều tra nhƣ diện tích đất trồng chè, sản xuất và thu nhập từ hai loại sản phẩm chè và lúa (Cục Thống kê Thái Nguyên, 2012)[7] các hộ nông dân sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên đƣợc phân chia ra nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm hộ chuyên sản xuất chè là những hộ có thu nhập hỗn hợp chủ yếu từ

sản phẩm chè; có diện tích đất trồng chè > 2500 m2.

Nhóm hộ kiêmsản xuất chè (vừa sản xuất chè, lúa, rau màu) là những hộ có

thu nhập hỗn hợp từ sản phẩm chè, lúa gạo và các cây trồng khác; có diện tích đất trồng chè < 2500 m2.

Ở mỗi xã, phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đƣợc áp dụng nhằm chọn ra các hộ sản xuất chè để điều tra. Trong quá trình nghiên cứu tùy theo từng yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất chè tác giả tiếp cận thêm các cán bộ, chuyên gia của phòng Trồng trọt, Ban Quản lý Dự án chè, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Hôi Nông dân tỉnh, Chi cục phát triển nông thôn.

Thống kê mô tả tại bảng 2.2 và bảng 2.3 đã cụ thể hóa việc chọn lựa quy mô các hộ nông dân điều tra.

Bảng 2.2 Kết quả chọn hộ theo tiêu thức loại hình hộ

TT

Loại

hộ Huyện Định Hóa Huyện Phổ Yên Huyện Đồng Hỷ

1 Hộ chuyên chuyên 20 hộ ở xã Điềm Mặc 15 hộ ở xã Bình Yên 15 hộ ở xã Bình Thành 20 hộ ở xã Phúc Thuận 20 hộ ở xã Thành Công 17 hộ ở xã Phúc Tân 25 hộ ở TT Sông Cầu 25 hộ ở xã Minh Lập 15 hộ ở xã Khe Mo 2 Hộ kiêm 20 hộ ở xã Điềm Mặc 15 hộ ở xã Bình Yên 15 hộ ở xã Bình Thành 15 hộ ở xã Phúc Thuận 13 hộ ở xã Thành Công 15 hộ ở xã Phúc Tân 10 hộ ở TT Sông Cầu 10 hộ ở xã Minh Lập 15 hộ ở xã Khe Mo Tổng 100 100 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.3 Kết quả chọn hộ theo tiêu thức loại tình trạng kinh tế hộ

TT Loại

hộ Huyện Định Hóa Huyện Phổ Yên Huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)