0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nhận xét chung về ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 116 -119 )

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

3.3.4 Nhận xét chung về ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

quả kinh tế sản xuất chè của hộ

* So sánh tốc độ tăng của tăng kết quả sản xuất chè với tốc độ tăng chi phí sản xuất chè của hộ

Bảng 3.22. Tốc độ tăng kết quả và chi phí theo loại hình hộ

ĐVT: ngđ

Chỉ tiêu

Trước biến động tăng giá Sau biến động tăng giá Tốc độ tăng (%)

Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm GO 25.988 12.455 52.557 25.025 102 101 VA 19.135 9.080 33.686 15.042 76 66 MI 18.789 8.587 32.324 13.889 72 62 TC 7.199 3.868 20.233 11.136 181 188 IC 6.853 3.375 17.871 9.983 161 196

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)

Bảng 3.23. Tốc độ tăng kết quả và chi phí theo thu nhập

ĐVT: ngđ

Chỉ tiêu

Trước biến động tăng giá Sau biến động tăng giá Tốc độ tăng (%) Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo GO 32.604 19.256 8.422 76.854 34.552 14.830 136 79 76 VA 22.876 15.671 5.594 46.219 22.147 8.368 102 41 59 MI 21.921 15.188 5.411 42.088 20.742 7.718 92 37 43 TC 10.683 4.068 3.011 34.766 13.810 7.112 225 239 136 IC 9.728 3.585 2.828 30.635 12.405 6.462 215 246 129

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.22 và 3.23 cho thấy sự tác động của việc tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất của các hộ nông dân làm tăng chi phí của hộ. Cùng với chi phí tăng lên, giá bán sản phẩm chè của hộ cũng tăng lên, giá trị sản xuất và thu nhập của hộ cũng tăng lên. Tuy nhiên, ta thấy so sánh về tốc độ tăng của kết quả sản xuất với tốc độ tăng của chi phí thì tốc độ tăng chi phí nhanh hơn so rất nhiều so với tốc độ tăng của kết quả. Điều này làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân giảm xuống. Cụ thể: đối với hộ kiêm, tốc độ tăng của thu nhập hỗn hợp là 72% nhƣng tốc độ tăng của tổng chi phí và chi phí trung gian lần lƣợt là 181% và 161% , tăng hơn gấp 2 lần tốc độ tăng của kết quả. Hộ kiêm cũng chịu sự tác động nhƣ đối với hộ chuyên. Tốc độ tăng chi phí của hộ kiêm cao hơn hộ chuyên.

Xét theo thu nhập, hộ trung bình và hộ khá có tốc độ tăng chi phí cao do các hộ này vẫn giữ mức đầu tƣ cao cho sản xuất chè. Hộ nghèo do thiếu nguồn lực đầu tƣ nên khi giá đầu vào tăng cao các hộ này cắt giảm bớt lƣợng chi phí cho sản xuất nên tốc độ tăng chi phí thấp hơn. Sau biến động tốc độ tăng thu nhập hỗn hợp của hộ khá và trung bình lần lƣợt là 92% và 37%. Trong khi đó tốc độ tăng chi phí trung gian của hộ khá và trung bình lần lƣợt là 215% và 246%.

* Đánh giá về hiệu quả sản kinh tế xuất chè của hộ sau biến động tăng giá đầu vào

Bảng 3.24. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ sau biến động tăng giá với trước biến động tăng giá đầu vào (phân theo loại hình hộ)

Chỉ tiêu Hộ chuyên Hộ kiêm

Tuyệt đôi (lần) Tương đối (%) Tuyệt đôi (lần) Tương đối (%)

1. GO/DT 3,056 202,2 3,712 201,1 2. VA/DT 1,674 176 1,767 166,2 3. MI/ DT 1,447 172 2,440 196,4 4. GO/IC - 851 77,6 -1,184 67,9 5. VA/IC - 907 67,5 - 1,184 56,0 6. MI/IC - 933 66 - 1,153 54,7 7. GO/LĐ - 356 87,8 - 845 75,6 8. VA/ LĐ - 506 76,5 - 951 62,3 9. MI/LĐ - 534 74,7 - 934 60,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.25. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ sau biến động với trước biến động tăng giá đầu vào (phân theo thu nhập)

Chỉ tiêu Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ kiêm Tuyệt đôi (lần) Tương đối (%) Tuyệt đôi (lần) Tương đối (%) Tuyệt đôi (lần) Tương đối (%) 1. GO/DT 4.595 235,7 2.379 179,4 2.248 176,1 2. VA/DT 2.424 202,1 1.015 141,3 974 149,6 3. MI/ DT 2.094 192,0 871 136,6 810 142,7 4. GO/IC - 843 74,8 - 2.586 51,9 - 684 77,0 5. VA/IC - 843 64,1 - 2.586 40,8 -684 65,4 6. MI/IC - 880 60,9 - 2.564 39,5 - 720 62,4 7. GO/LĐ - 337 90,2 - 966 70,5 - 581 70,7 8.VA/ LĐ - 549 77,3 - 1.185 55,5 - 1.380 0,1 9. MI/LĐ - 614 73,5 - 1.197 53,7 - 1.275 0,1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)

Xem xét tốc độ phát triển của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất từ bảng 3.24 và 3.25 cho thấy đều lớn hơn > 100% phản ánh hiệu quả sử dụng đất của hộ tăng lên sau biến động giá. Xét về hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả lao động, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu hiệu quả này đều nhỏ hơn < 100% cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả lao động giảm.

Tóm lại, qua xem xét về kết quả và hiệu quả sản xuất chè cho thấy, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ đều tăng sau biến động. Cụ thể là giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp của hộ tăng lên sau biến động. Điều này chứng tỏ tuy giá các yếu tố đầu vào tăng cao nhƣng các hộ nông dân vẫn có kết quả sản xuất nhất định. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí nên hiệu quả đạt đƣợc của hộ giảm đi sau biến động. Khi xem xét về hiệu quả sử dụng chi phí hay hiệu quả sử dụng vốn cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả này của các nhóm hộ đều giảm sau biến động. Điều này chứng tỏ, trong sản xuất của hộ tuy có tăng kết quả sản xuất là do tăng giá nhƣng hiệu quả kinh tế lại giảm do tốc độ tăng giá đầu vào nhanh hơn tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng giá đầu ra (giá bán chè). Đây là điều bất lợi cho sản xuất chè của các nông hộ và bất lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Một số nhận xét về tình hình sản xuất chè của nông hộ

Từ khảo sát thực tế cho đến kết quả phân tích mô hình cho thấy, về những kết quả đạt đƣợc: trong những năm gần đây các hộ nông dân đã sử dụng các công cụ chế biến, nhiều hộ có máy sao quay tay, váy vò chè mi ni và máy sao cải tiến. Các hộ đa số tiêu thụ chè búp khô nên giả trị sản xuất tạo ra đƣợc cao hơn và thu về thu nhập hỗn hợp cũng nhiều hơn. Hằng năm sản xuất chè thu hút rất nhiều lao động, giúp tăng thu nhập cho ngƣời dân, góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho nông hộ. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây chè đã đƣợc hộ nông dân áp dụng nhƣ kỹ thuật làm chè cao sản, làm chè sạch, chè an tòan, sản xuất chè theo quy trình Vietgap… tạo đƣợc nhận thức mới về ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất chế biến chè, nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, sản xuất chè của nông hộ còn có những hạn chế cần khắc phục đó là: mặc dù hộ nông dân đã tập trung vào trồng các giống mới nhƣng thâm canh chƣa đúng quy trình kỹ thuật do vậy một số diện tích chè xuống cấp nhanh chóng. Mức độ đầu tƣ vốn cho sản xất chè của hộ vẫn còn thấp, do thiếu vốn đầu tƣ. Hơn nữa giá đầu vào tăng khiến cho các hộ cắt giảm bớt khối lƣợng đầu vào. Ngoài ra, việc tiêu thụ chè chƣa ổn định, chƣa có kế hoạch tiêu thụ chè tổng thể trên địa bàn nghiên cứu. Cộng thêm chƣa có thông tin thị trƣờng từ tỉnh đến huyện, xã, đến hộ do vậy việc cập nhật thông tin về thị trƣờng trong sản xuất chè của hộ không đƣợc nhanh nhạy và kịp thời. Một hạn chế nữa là các máy sao sấy chế biến chè ở các hộ chƣa đảm bảo vệ sinh công nghiệp nên chất lƣợng chè không đồng đều giữa các lần sản xuất.

Nhƣ vậy, việc tăng giá các yếu tố đầu vào có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản suất chè của hộ. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ nhƣ các yếu tố thuộc về kỹ thuật (giống, quy trình kỹ thuật canh tác chè), quy mô sản xuất của hộ, trình độ của chủ hộ, các chính sách của chính phủ nhƣ chính sách lãi suất, chính sách trợ giá đầu vào, chính sách nhập khẩu…

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 116 -119 )

×