1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc
KẾT LUẬN 1 Kết luận
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên tác giả rút ra một số kết luận:
1. Đánh giá một cách khái quát, hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng chè đang suy giảm. Sự suy giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất chè đã dẫn đến hệ quả là sự phân hóa về chiến lƣợc đầu tƣ sản xuất giữa các loại hình hộ, các nhóm hộ. Hộ nông dân kiêm chè, các hộ nghèo có xu thế giảm đầu tƣ phân bón, vật tƣ nhằm đạt đƣợc năng suất cận biên cao nhất và cũng là để giảm tối đa sự phụ thuộc nhiều nhất vào thị trƣờng phân bón khi giá cả lên cao. Hậu quả có thể dự báo là sản lƣợng chè bị ảnh hƣởng.
2. Tổng thu nhập/hộ vẫn tăng lên trong giai đoạn giá cả biến động vừa qua, nhƣng thu nhập của gần 80% số hộ sản xuất quy mô nhỏ, hộ nghèo, hộ kiêm gần nhƣ không đóng góp đƣợc gì vào sự tăng thu nhập đó, mà chủ yếu một phần dựa vào thu nhập phi nông nghiệp, bán sức lao động ở thành phố. Dƣới góc độ là một đơn vị sản xuất, thu nhập bình quân/hộ tăng. Ở góc độ của một đơn vị tiêu dùng, thu nhập/hộ cũng đã tăng, nhƣng giá cả đắt đỏ đã làm cho tổng chi tiêu của hộ tăng lên cao hơn. So sánh giữa các hộ nông dân thì biến động tăng giá gây ảnh hƣởng mạnh hơn đến thu nhập của hộ nông dân nghèo.
3. Qua phân tích mô hình hàm sản xuất Cobb-Gouglas cho thấy các yếu tố giá ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân sản xuất chè bao gồm: Giá bán sản phẩm chè búp tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ tăng lên; Giá các yếu tố đầu vào (giá phân bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá công lao động thuê ngoài) tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ giảm đi. Tốc độ làm giảm thu nhập của hộ do tăng giá đầu vào cao hơn tốc độ làm tăng thu nhập do tăng giá bán chè, điều này làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ giảm đi.
4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy gãy khúc cho thấy việc tăng chi phí sản xuất chè do tăng giá đầu vào làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ giảm đi sau biến động tăng giá đầu vào.
5. Mô hình hàm giới hạn sản xuất (Frontier function) cho thấy các yếu tố đầu vào nhƣ phân hoá học kali, phân NPK, thuốc trừ sâu, phân chuồng, công chăm sóc có tác động làm tăng năng suất chè của các hộ nông dân. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn khả năng tăng năng suất chè nếu đầu tƣ thêm các yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tố đầu vào nhƣ phân kali, NPK, phân chuồng và công lao động cùng đồng thời với việc nâng cao trình độ kỹ thuật trồng chè cho các hộ nông dân sản xuất chè. Mức đầu tƣ tối ƣu của hộ trong sản xuất chè để thu đƣợc lợi nhuận cao nhất cho hộ đƣợc xác định.
6. Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng giá đầu vào cần có một số giải pháp về quản lý vĩ mô và các giải pháp đối với hộ nông dân gồm.
2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất chè, nghiên cứu kiến đƣa ra một số kiến nghị sau:
Đối với nhà nước: Nhà nƣớc cần chỉ đạo các cơ quan quản lý ban hành,
điều chỉnh và bổ sung kịp thời danh mục các loại vật tƣ nông nghiệp đƣợc phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam làm cơ sở cho việc quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, sản xuất trong nƣớc. Đồng thời các ban ngành quản lý tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng và giá bán vật tƣ tới nông dân, khuyến cáo việc sử dụng vật tƣ phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật, tiết kiệm. Đối với các
sở ban ngành: Trƣớc tình trạng giá vật tƣ tăng cao ảnh hƣởng trực tiếp đến kết
quả sản xuất, hiệu quả kinh tế và đời sống của nông hộ sản xuất chè. Cán bộ nông nghiệp, cần hƣớng dẫn nông dân áp dụng các quy trình tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, nƣớc bằng quy trình “3 giảm, 3 tăng”. Tăng cƣờng công tác dự báo để nắm rõ tình hình cung cầu trong nƣớc và diễn biến thị trƣờng thế giới để đáp ứng nhu cầu của nông hộ không để tình trạng khan thiếu hàng khi nông hộ vào vụ khiến giá bị đẩy lên cao và thừa hàng hóa khi nông nhàn gây lãng phí nguồn vốn cung ứng nhập khẩu và sản xuất. Đối với hộ nông dân sản xuất chè: Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã đƣợc cán bộ khuyến nông hƣớng dẫn, khuyến cáo. Nên vận dụng các phƣơng pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, bón phân đúng quy trình kỹ thuật và số lƣợng vừa đủ theo khuyến cáo. Nên ủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ ẩm cho chè, vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm đƣợc công lao động làm cỏ, có tác dụng cải tạo đất tốt, lại tiết kiệm chi phí bón phân, là cơ sở tăng năng suất chè, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kỹ thuật trong trồng chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/