1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc
2.2.4.1. Phương pháp định tính
Những thay đổi về giá theo thời gian không hoàn toàn là những thay đổi do biến động giá mang lại. Vì thế, phân tích định tính trƣớc hết là nhằm xác định: Những giá và các biến động giá của các yếu tố đầu vào nào trong sản xuất chè đã ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất, thu nhập và hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân trong vùng nghiên cứu? Xác định các phản ứng, sự thay đổi mức đầu tƣ của các nhóm hộ do nguyên nhân biến động về giá gây nên.
Phân tích định tính giúp cho việc định hƣớng và giới hạn những tác động của biến động giá đến tình hình sản xuất của các nông hộ trồng chè, thu nhập và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiệu quả sản xuất của hộ nông dân. Những phân tích này cũng cho các phân tích định lƣợng trở nên có hiệu quả hơn. Các công cụ nghiên cứu đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của ngƣời dân (PRA) đƣợc sử dụng, bao gồm các bản phỏng vấn sâu, phƣơng pháp thảo luận nhóm, hội nghị chuyên gia (experts meetings), phƣơng pháp cho điểm và xếp hạng, lập thời gian biểu, các sơ đồ quan hệ nhân quả (cây vấn đề, cây giải pháp).
Đối tƣợng của các hoạt động khảo sát, nghiên cứu định tính bao gồm các hộ nông dân khác nhau, đại diện cộng đồng làng xã, các đoàn thể và cán bộ cơ sở, các tác nhân kinh tế, phát triển (tƣ thƣơng, ngƣời bán vật tƣ nông nghiệp...) và cả đại diện chính quyền.
Các phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong luận án gồm:
* Phương pháp PRA
Ngoài các phƣơng pháp phân tích định lƣợng, nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp phân tích định tính nhằm làm rõ hơn các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè, thấy rõ hơn đƣợc sự tác động của sự biến động tăng giá đầu vào tới kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân.
Một số công cụ của phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) nhƣ:
Cây vấn đề: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác định các khó khăn của
các hộ nông dân sản xuất chè trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè. Bằng phƣơng pháp này, nghiên cứu phân tích đƣợc các nguyên nhân khó khăn, sự tác động tiêu cực của biến động tăng giá đầu vào ở nhiều cấp bậc khác nhau. Dựa vào phân tích này có thể đƣa ra các giải pháp phù hợp
Phương pháp xếp hạng ưu tiên: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cách cho
điểm để xếp hạng các khó khăn cần phải giải quyết theo thứ tự ƣu tiên. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để xếp hạng lựa chọn thứ tự ƣu tiên các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất chè của các hộ nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ).
Khung phân tích SWOT đƣợc thƣờng đƣợc trình bày dƣới dạng lƣới, bao gồm 4 phần thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Công cụ SWOT này thƣờng đƣợc sử dụng khi đối tƣợng phân tích đƣợc xác định rõ ràng vì SWOT chính là tổng quan của một đối tƣợng (có thể là một công ty, một vùng, một địa phƣơng, một dản phẩm, một dự án, một ý tƣởng…).
Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT đƣợc sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của tỉnh Thái Nguyên trong phát triển kinh tế và phát triển sản xuất chè trên địa bàn Tỉnh.