1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc
4.1.1 Chủ trương phát triển ngành chè và quy hoạch sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tớ
Thái Nguyên trong thời gian tới
* Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương
Phát triển sản xuất trong ngành chè Việt Nam đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp Việt Nam, phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên nằm trong chiến lƣợc phát triển chung của tỉnh và của ngành chè Việt Nam. Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của vùng đất đai thích hợp cho sản xuất cây chè, nhân dân giàu kinh nghiệm sản xuất và chế biến, phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên là khai thác hết tiềm năng vốn có của vùng, tạo ra nguồn thu nhập cho huyện đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho ngƣời lao động nhất là những ngƣời lao động ở nông thôn vùng núi.
* Phát triển chè trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
Ở Thái Nguyên, Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy có nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản sau:
Về quan điểm chỉ đạo, phát triển đồng bộ cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trong đó tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lƣợng chè.
Về mục tiêu đến năm 2020 ổn định diện tích chè của toàn tỉnh trên 21.600 ha, năng suất đạt 12 tấn/ha, sản lƣợng chè hàng năm đạt trung bình 200.000 tấn chè búp tƣơi, đƣa giá trị sản xuất chè lên 85 triệu đồng/ha, 100% diện tích chè vùng nguyên liệu tập trung đạt tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), sản phẩm chè của các vùng sản xuất tập trung tiêu thụ trong nƣớc, làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
Việc định hƣớng phát triển sản xuất chè đã đƣợc khẳng định: “Tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chè Thái Nguyên trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lƣợng đƣa sản phẩm chè Thái Nguyên có vị thế trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới”.
Về quy hoạch: Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến: theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh và 20% sản phẩm chè đen. Vùng chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các vùng chè thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng; quy hoạch sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Về chuyển đổi cơ cấu giống: Tỉnh chủ trƣơng tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại 4000 ha chè, giảm diện tích chè giống Trung Du xuống chỉ còn từ dƣới 40% tổng diện tích.
Về chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyên liệu, khuyến khích các xƣởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè đầu tƣ chế biến theo hƣớng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.
Về thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng vùng chè: Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với ngành khoa học - công nghệ xây dựng các mô hình sản xuất quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tƣới nƣớc, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao, số lƣợng lớn. Xây dựng 100% diện tích chè ở các vùng sản xuất lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap).
Về phát triển thƣơng hiệu: giai đoạn 2015- 2020, Thái Nguyên đặc biệt chú trọng tới việc đầu tƣ và phát triển thƣơng hiệu "Chè Thái Nguyên", hỗ trợ nâng cấp năng lực thị trƣờng cho ngƣời sản xuất, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.
* Phát triển sản xuất chè trong sự phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững
Việc phát triển nông nghiệp bền vững là một xu hƣớng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để đáp ứng xu hƣớng đó phát triển sản xuất, chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
biến, tiêu thụ chè cũng phải đảm bảo tính bền vững cho tƣơng lai. Điều đó thể hiện sự quan tâm các cấp, các ngành, địa phƣơng và nhân dân sản xuất chè phải gắn kết nhau lại, từ việc sản xuất chè, giống chè, kỹ thuật trồng, thâm canh, cải tạo với việc khai thác, thu hái sản phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Đồng thời đặt sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn liền với môi trƣờng sống của ngƣời nông dân.
* Phát triển sản xuất chè trong điều kiện nước ta gia nhập WTO
Từ các Ban, ngành, địa phƣơng đến ngƣời sản xuất chè phải xác định đã đến lúc phải tự đổi mới tƣ duy, đổi mới cách làm để phù hợp và tiến kịp với nhu cầu và xu hƣớng thế giới. Trong thời gian tới, ngành chè phải đặc biệt coi trọng việc đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm, tiếp tục củng cố các thị trƣờng xuất khẩu cũ nhƣ Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan… và thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trƣờng mới.
Sản xuất chè phải phát triển theo hƣớng công nghiệp hiện đại, bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trên cơ sở thiết lập mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến với ngƣời trồng chè; kết hợp phát triển công nghiệp chế biến hiện đại với đầu tƣ công nghệ truyền thống.
Bên cạnh đó, nên chú trọng sản xuất các loại chè đặc sản, chất lƣợng cao phù hợp với quy mô từng vùng nguyên liệu.
* Phát triển sản xuất chè theo hướng kinh tế trang trại
Thực tế khách quan của nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta cho thấy, nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế trang trại đang trở thành hiện thực, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ở tỉnh Thái Nguyên xu hƣớng phát triển kinh tế trang trại đang là một yêu cầu cần đƣợc thực hiện trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh, những địa phƣơng trong vùng sản xuất chè đang tích cực chuyển dịch và hình thành những trang trại mà sản xuất chè đóng vai trò quan trọng. Nhiều hộ gia đình đã vƣơn lên thoát nghèo trở thành những hộ giàu với thu nhập từ 50 - 100 triệu/năm từ sản xuất chè. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên của từng xã các ban, ngành, địa phƣơng có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể để khai thác hết diện tích đất trống đồi núi trọc, phát triển toàn diện sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Nêu cao thương hiệu chè Thái Nguyên
Trƣớc hết là việc nâng cao nhận thức về lợi ích của phát triển sản xuất chè trong các cấp, các ngành và trong từng hộ trồng chè của tỉnh. Kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển chè của tỉnh và của cơ sở để đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt vì sự phát triển của ngành chè. Có kế hoạch và lộ trình cụ thể từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu chè của huyện và các vùng trong huyện. Tích cực xây dựng hệ thống các chợ nông thôn ở cơ sở đi đôi với tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất chè.
* Kết quả đạt được về quy hoạch phát triển sản xuất chè và nhiệm vụ của
tỉnh Thái Nguyên. Năm 2012, toàn tỉnh Thái Nguyên trồng mới và trồng lại đƣợc hơn 1.200 ha chè vƣợt 20% so với kế hoạch; nâng diện tích chè toàn tỉnh lên 18.605 ha trong đó gần 17.000 ha chè kinh doanh với năng suất bình quân ƣớc đạt 109 tạ/ha, sản lƣợng 185.000 tấn chè búp tƣơi, xuất khẩu đƣợc 7.200 tấn. Hiện nay trong tỉnh có 59 làng nghề và 44 đơn vị, doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè, còn lại là sản xuất nhỏ theo quy mô nông hộ. Diện tích chè giống mới tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay gần 7.500 ha, chiếm 40,2% diện tích chè toàn tỉnh. Chủ trƣơng của tỉnh trong năm 2014 và những năm tiếp theo là hạn chế mở rộng diện tích trồng mới, tập trung thâm canh, cải tạo thay thế diện tích chè cũ bằng các giống chè chất lƣợng cao, ổn định, phù hợp với điều kiện địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ chè giống mới đạt 60% diện tích. Năm 2013, toàn tỉnh trồng thay thế 1.258 ha chè, năng suất trung bình 110 tạ/ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 190.000 tấn. Để hoàn hoàn thành kế hoạch đề ra, tỉnh tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân 100% giá cây chè giống; tăng cƣờng hỗ trợ đào tạo tập huấn sản xuất chè an toàn; hỗ trợ chứng nhận sản xuất chè an toàn đối với các mô hình dự án (hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận lần đầu, 50% lần 2)...
Quy hoạch đến năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.000 ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh đạt 17.900 ha (giống mới chiếm 60%); năng suất bình quân đạt 14 tấn búp tƣơi/ha, sản lƣợng đạt 250 nghìn tấn búp tƣơi; giá trị thu nhập trên 80 triệu đồng/ha. Diện tích chè ở các địa phƣơng (tính đến năm 2020) đƣợc phân bố nhƣ sau: Thành phố Thái Nguyên 1.500 ha; thị xã Sông Công 650 ha; Định Hoá 2.800 ha; Võ Nhai 550 ha; Phú Lƣơng 3.900 ha; Đồng Hỷ 2.700 ha; Đại Từ 5.600 ha; Phú Bình 150 ha; Phổ Yên 1.300 ha. Tỉnh quy hoạch các vùng sản xuất tập trung gồm: Diện tích vùng chè đen dự kiến 15%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chủ yếu ở các huyện: Định Hoá, Phú Lƣơng; diện tích vùng chè xanh 55%, chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Sông Công; diện tích vùng sản xuất chè cao cấp và đặc sản chiếm 25%, tập trung ở thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lƣơng.