Bài học kinh nghiệm về các biện pháp ứng phó của các hộ nông dân và các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các biến động của giá đầu vào

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 44)

các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các biến động của giá đầu vào

1.2.2.1 Một số bài học kinh nghiệm của các nước trong hỗ trợ nông dân đối phó với biến động về giá

Tuy đây không phải là bài học kinh nghiệm đối phó của ngƣời nông dân đối với biến động về giá đầu vào của ngành chè nhƣng những kinh nghiệm dƣới đây cũng là bài học kinh nghiệm tốt để tham khảo đối với ngành chè.

a. Liên minh châu Âu (EU)

Chính sách nông nghiệp chung (CAP) của Cộng đồng chung Châu Âu đƣợc thiết lập dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc thống nhất thị trƣờng đòi hỏi phải có một thị trƣờng duy nhất cho bất cứ một hàng hóa nào thuộc CAP, với một hệ thống chung về marketing và giá cả xuyên suốt EU. Để tránh cho ngƣời nông dân ở các nƣớc giảm giá sản phẩm, giá chung đặt ra cho mỗi loại sản phẩm thƣờng sẽ lấy giá của nƣớc bán sản phẩm đó đắt nhất. Tôn trọng quan điểm ƣu tiên trong liên minh đã đề ra. Cam kết về tài chính vững mạnh nhằm vƣợt qua những “cơn sốc”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phương thức hỗ trợ của EU trước ký hiệp định về nông nghiệp ở Urugoay (URAA: Từ trợ giá đến hỗ trợ trực tiếp

Trọng tâm của CAP là hệ thống giá đƣợc đảm bảo cho việc sản xuất luôn tăng trƣởng. Ngƣời nông dân luôn đƣợc trả một mức giá tối thiểu cho hàng hóa của họ, kể cả khi họ bán hàng hóa đó nhƣ những sản phẩm dƣ thừa đƣợc dự trữ do sự can thiệp của cơ quan quản lý của EU để sau này bán với giá đã có trợ cấp trên thị trƣờng thế giới. Cơ chế hoạt động sẽ chuyển từ trợ giá cho nông dân sang hệ thống hỗ trợ trực tiếp thu nhập của họ. Theo cơ chế này, ngƣời nông dân sẽ đƣợc đền bù những khoản mất mát trong thu nhập do giá giảm hay do việc tách đất ra ngoài quy trình sản xuất. Khoản trợ giúp trực tiếp này nhằm mục đích ngăn chặn việc ngƣời nông dân dời khỏi đất đai của họ, hỗ trợ ngƣời nông dân làm “nông nghiệp sạch” tức bảo vệ môi trƣờng.

* Chính sách bảo hộ nông sản của EU sau khi ký hiệp định URAA

Thuế quan: Để thực hiện cam kết của mình, EU giống nhƣ Nhật Bản và

Mỹ chỉ áp dụng mức cắt giảm thuế suất đối với các sản phẩm ít quan trọng, có thuế suất cao. EU chỉ cắt giảm thuế hải quan ở mức 20% đối với các sản phẩm nhƣ đƣờng, dầu oliu, rƣợu vang, dầu quả, sữa bột.

Hỗ trợ trong nước: đặc biệt các chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc đều

đƣợc xếp trong “hộp xanh da trời”. Các chƣơng trình này thƣờng đi kèm với biện pháp hạn ngạch sản xuất.

Các hàng rào kỹ thuật: Các hàng rào kỹ thuật với danh nghĩa là để bảo vệ

môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng đƣợc EU áp dụng một cách rộng rãi để bảo hộ nông nghiệp.

Nhận xét và bài học kinh nghiệm: Chính sách nông nghiệp chung của EU

và những chính sách bảo hộ của họ đã tạo ra sự ổn định trong sản lƣợng nông nghiệp ở mức phù hợp hơn với lƣợng tiêu thụ của Liên minh. Các biện pháp đƣợc thực hiện đã kiểm soát đƣợc mức tăng sản lƣợng và không gây ra những thiếu hụt nghiêm trọng. Triết lý cơ bản của EU đối với CAP thực chất có một sự chuyển dịch từ chủ nghĩa bảo hộ sang phụ thuộc nhiều hơn vào giá cả thị trƣờng thế giới. Tƣ tƣởng chủ đạo là trong tƣơng lai, lý do duy nhất để tăng sản lƣợng là để đáp ứng những cơ hội mới (tức mở rộng nhu cầu) của thị trƣờng. Liên minh sẽ đáp ứng những nhu cầu mới này bằng cách xuất khẩu những mặt hàng cạnh tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và những mặt hàng không đƣợc trợ cấp. Việc cắt giảm trợ cấp cũng là đòi hỏi của các nƣớc khác ngoài EU, phù hợp với đòi hỏi của xu hƣớng tự do hóa mậu dịch hàng hóa nông sản.

b. Chính sách của Trung Quốc

Bài học về độc quyền của Chính phủ đối với các mặt hàng chiến lược ở giai đoạn trước hội nhập WTO.

Trung Quốc hiện là một nƣớc xuất khẩu lớn hàng nông sản, đồng thời cũng là nƣớc nhập khẩu chủ yếu một số mặt hàng nhƣ ngũ cốc, đƣờng, dầu thực vật. Vì thế, an ninh lƣơng thực là vấn đề đƣợc ƣu tiên ở Trung quốc. Trƣớc đây, để ổn định giá cả và bảo đảm an ninh lƣơng thực, Chính phủ TQ đã sử dụng các biện pháp phi thuế quan và độc quyền đối với nhiều mặt hàng nông sản chiến lƣợc. Tùy từng mặt hàng nông sản, Trung Quốc áp dụng các biện pháp phi thuế quan khác nhau nhƣ hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, độc quyền kinh doanh của nhà nƣớc hoặc qua công ty chuyên doanh.

Một thời gian dài, giá nông sản trong nƣớc Trung Quốc khá thấp so với thị trƣờng thế giới. Tỷ lệ bảo hộ đối với hàng nông sản trong nƣớc là rất thấp. Trên thực tế, Trung Quốc không sử dụng mạnh biện pháp thuế quan có hiệu quả để thuế hóa việc bảo hộ hợp pháp hàng nông sản. Ngƣợc lại, Trung Quốc lại coi trọng việc áp dụng hạn chế nhập khẩu mạnh mẽ nhƣ hạn ngạch và giấy phép để bảo hộ sản xuất nông nghiệp. Cho đến năm 1997, có 354 loại nông sản đƣợc quản lý bằng giấy phép và 28 nhóm mặt hàng nhƣ bông, len, cao su, đƣờng, phân bón, dầu thực vật.... đƣợc quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu.

Trong thời kỳ hội nhập, củng cố năng lực sản xuất là biện pháp chống rủi ro về giá có hiệu quả nhất mà Trung Quốc đã áp dụng.

Cũng giống nhƣ ở Việt Nam mấy năm gần đây, giá vật tƣ đầu vào của nông nghiệp ở Trung Quốc cũng tăng mạnh: giá thức ăn tăng 30%, giá nhân công tăng gấp đôi, giá phòng chữa bệnh, vận chuyển, điện nƣớc đều tăng, trong khi giá sản phẩm nông sản so với mấy năm trƣớc vẫn giữ nguyên làm cho hiệu quả sản xuất giảm sút. Trƣớc tình hình này, quan điểm chỉ đạo của Bộ trƣởng của Bộ nông nghiệp là: Tìm mọi cách ổn định thu nhập cho ngƣời sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) ở nông thôn. Nhanh chóng thay đổi phƣơng thức sản xuất, biết kết hợp giữa chất lƣợng và quy mô. Hỗ trợ và phát triển mạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các dịch vụ, hoàn thiện chế độ chính sách khuyến khích liên kết trong ngành hàng. Các doanh nghiệp đứng đầu trong công nghiệp hoá nông nghiệp cần dựa vào việc phục vụ cho nông dân để tìm sự phát triển, xây dựng cơ chế gắn liền lợi ích của doanh nghiệp và hộ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu nếu xa rời lợi ích của nông dân sẽ không có tƣơng lai phát triển.

Chính phủ Trung Quốc chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng: đƣờng, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, bến cảng... cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, đặc biệt là cổ phần hóa; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; thúc đẩy hạ giá thành, tăng chất lƣợng hàng xuất khẩu nói chung, nông thủy sản nói riêng.

Vốn tín dụng ƣu tiên phục vụ cho những ngành hàng mặt hàng có lợi thế, nhà nƣớc khuyến khích xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông thủy sản. Lãi suất mềm dẻo, phù hợp với tín hiệu thị trƣờng, Ngân hàng Trung ƣơng thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đối với tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 1, 2, 3, 5 năm) và tiền vay (thời hạn 6 tháng, 1, 3, 5 năm) và cho phép các ngân hàng thƣơng mại ổn định lãi suất cho vay trong giới hạn biên độ 10% - 30%.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng rất quan tâm đến bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm rủi ro giá, bảo hiểm rủi ro do thiên tai dịch bệnh, xây dựng các kho dự trữ hàng nông thủy sản với tích lƣợng lớn... để tránh các cú sốc gây bất lợi cho nông dân, ngƣ dân, doanh nghiệp và Nhà nƣớc.

c. Bài học Thái Lan trong ổn định giá gạo và phát triển ngành lúa gạo

Chính sách giá nông sản: Chính sách giá cả đƣợc coi là công cụ quan

trọng nhất để điều tiết sản xuất. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà cơ chế giá có sự biến đổi linh hoạt, những mục tiêu chiến lƣợc của chính sách giá nông nghiệp của Chính phủ là: Khuyến khích ngƣời sản xuất bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho ngƣời sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho ngƣời tiêu dùng; Ổn định giá nông sản thị trƣờng trong nƣớc, kìm giữ giá trong nƣớc thấp hơn so với giá thị trƣờng thế giới, khuyến khích xuất khẩu; Hạn chế ảnh hƣởng của sự biến động giá thị trƣờng thế giới đối với giá nông sản thị trƣờng nội địa. Bảo hộ lúa gạo đƣợc coi là biện pháp mạnh mẽ nhất và ƣu việt nhất để tác động vào giá lúa gạo trong nƣớc. Đó là vì chính phủ đã tạo ra những thay đổi giá cả lúa gạo mà không có chi phí đầu tƣ lớn. Chính phủ Thái Lan đã áp dụng ba công cụ chủ yếu để thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện bảo hộ lúa gạo, đó là thuế xuất khẩu gạo, chƣơng trình dự trữ gạo bắt buộc và hạn mức xuất khẩu gạo.

1.2.2.2 Kinh nghiệm ứng phó của hộ nông dân đối với biến động của giá đầu vào ở một số địa phương

Đến thời điểm này rất đáng tiếc là chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về ứng phó của hộ nông dân sản xuất chè đối với sự thay đổi của giá đầu vào trong sản xuất chè. Tuy nhiên, những bài học kinh nghiệm của ngƣời nông dân sản xuất ngô của ngƣời dân miền núi phía Bắc và của ngƣời nông dân ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long trƣớc những thay đổi về giá đầu vào có thể coi là bài học tốt có thể tham khảo đối với ngành chè.

a. Bài học kinh nghiệm ứng phó với biến động của giá đầu vào của các hộ nông dân trồng ngô ở các tỉnh miền Bắc

Ứng xử của các hộ trong đầu tƣ thâm canh: Do nhận thức đƣợc giá trị của cây ngô cao hơn một số cây trồng ngắn ngày khác nên các hộ đã quan tâm đến việc sản xuất ngô thông qua việc mở rộng diện tích trồng ngô và tăng các mức đầu tƣ (thay đổi mức đầu tƣ phân bón) để tăng năng suất ngô. Ở vùng núi, các hộ chuyển diện tích trồng lúa nƣơng sang trồng ngô và tận dụng các chân đất ven sông, suối. Các hộ vùng đồng bằng thay thế các loại cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng ngô. Bên cạnh đó, các hộ thay đổi sang giống ngô lai cho năng suất cao, áp dụng kỹ thuật canh tác theo quy mô hộ, loại hình hộ.

Ngoài ra, các hộ còn có ứng xử đối với việc bán sản phẩm nhƣ chọn thời điểm bán sản phẩm, chọn khách hàng, quan tâm thông tin thị trƣờng...

b. Bài học kinh nghiệm ứng phó với biến động của giá đầu vào của các hộ nông dân ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Tác động rõ nét của biến động tăng giá đầu vào trong những năm qua là sự thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu lại thu nhập của hộ nông dân ở cả 2 đồng bằng. Nhìn chung, nguồn thu nhập từ nông nghiệp của hộ đang giảm nhanh, thay thế vào đó là nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp.

Một số mô hình giúp giảm rủi ro do biến động tăng giá đầu vào gây ra ở hai đồng bằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Mô hình đa dạng hóa trồng trọt ở Gia Lộc, Hải Dƣơng: Cây trồng trái vụ là một trong những biện pháp đƣợc các hộ lựa chọn nhằm chống lại những tác động tiêu cực của sự tăng giá đầu vào. Mô hình có đặc điểm: một là gia tăng số lƣợng các cây trồng, công thức luân canh hoắc sự chuyển đổi về loại cây trồng mặc dù diện tích canh tác có thể không tăng, hai là phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

- Phát triển các giá trị của vùng: Hƣớng vào giá trị kinh tế của các sản phẩm đặc sản của vùng nhƣ sản phẩm Xoài Cát Hòa Lộc.

* Phát triển kinh tế hợp tác cung cấp dịch vụ đầu vào và sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp.

Mô hình hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp ở Nam Định: Các dịch vụ sản xuất do HTX cung cấp chủ yếu là dịch vụ sản xuất giống lúa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra (Chỉ đạo sản xuất và ký hợp đồng tiêu thụ), quản lý chỉ đạo tổ dịch vụ làm đất.

* Phát triển kinh tế hợp đồng trong nông nghiệp.

Điều quan trọng hàng đầu đối với phát triển nông nghiệp ở Nam Định là liên kết 4 nhà. Hình thức hợp đồng chủ yếu là HTX Nông nghiệp đứng ra ký hợp đồng về chủng loại sản phẩm, sản lƣợng và giá cả một số sản phẩm vụ Đông (cà chua, dƣa chuột bao tử,, ngô ngọt) với các Công ty. Sau đó, HTX sẽ hƣớng dẫn kỹ thuật đến các hộ sản xuất. (Viện chính sách và chiến lược, 2008) [55]

1.2.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới trong việc hỗ trợ hộ nông dân và kinh nghiệm ứng phó của hộ nông dân đối phó với biến động tăng giá đầu vào

Bài học 1: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quản lý giá, ổn định giá và hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro do biến động tăng giá gây ra.

Trong nền kinh tế chế thị trƣờngvai trò quản lý thị trƣờng và quản lý giá của Chính phủ luôn có vị trí quan trọng trong việc điều tiết thị trƣờng và điều tiết nền kinh tế. Việc can thiệp của Chính phủ về giá một mặt bảo đảm sản xuất ổn định, tăng đƣợc sản lƣợng, mặt khác bảo đảm thu nhập và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Vì thế chống độc quyền giá, chống phá giá và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh đƣợc coi là những nhiệm vụ thƣờng xuyên của bất cứ một Chính phủ nào. Để ổn định giá và chống độc quyền Chính phủ cần áp dụng chính sách sau: Quy định giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuẩn hoặc định giá trần (giá tối đa) đối với những đầu vào dễ bị độc quyền. Nếu có thể cần phải tổ chức đăng kí giá, hiệp thƣơng giá và niêm yết giá. Khuyến khích hiệp tác liên doanh và tạo điều kiện cho nhiều tác nhân tham gia kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh trong cả hệ thống thị trƣờng đầu vào nông nghiệp. Lập quỹ dự trữ và quỹ quốc gia nhằm bình ổn giá, bình ổn thị trƣờng. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá kiểm soát những yếu tố hình thành giá và sử dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ hiệu quả và phù hợp với quy định của quốc gia, quốc tế. Các chính sách này có thể chia ra làm 2 nhóm giải pháp của Chính phủ là: (1) Nhóm giải pháp trực tiếp (can thiệp lập tức) và (2) Nhóm các giải pháp gián tiếp (chiến lƣợc lâu dài) nhằm tăng khả năng chống đỡ của các hộ nông dân với các “cú sốc” về tăng giá.

(1) Nhóm các giải pháp trực tiếp và ngắn hạn

* Giá quy định của Chính phủ. Việc quy định giá trần (mức giá tối đa có

thể), để ngƣời tiêu dùng không bị hiệt hại quá mức, hay giá sàn (mức giá tối thiểu có thể) để ngƣời sản xuất không bị thiệt hại quá nhiều. Khi giá vƣợt trên những mức quy định này, Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau để hạ giá hay bảo vệ giá tối thiểu này. Chẳng hạn khi giá tăng quá cao, Chính phủ có thể dỡ bỏ các thuế nhập khẩu để kích thích nguồn cung. Tuy nhiên, tác dụng của các chính sách giá kiểu này thƣờng thấp. Trong xu thế hội nhập, các biện pháp hỗ trợ trực

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)