Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng chè của hộ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

3.3.1.1. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng chè của hộ

- Theo loại hình sản xuất:

Bảng 3.8. Tình hình sản xuất chè của hộ theo loại hình sản xuất

(tính bình quân/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Loại hình SX Bình quân So sánh chuyên/ kiêm

Chuyên Kiêm Tuyệt

đối Tương đối (lần) Trước biến động 1. Diện tích đất chè(**) Sào 8,69 3,39 6,35 5,30 2,56

2. Năng suất(*) Tạ/sào 1,37 1,12 1,26 0,25 1,22

3. Sản lƣợng (***) Tạ 12,09 3,79 8,44 8,30 3,18

Sau biến động

1. Diện tích đất chè (**) Sào 8,69 3,39 6,35 5,30 2,56

2. Năng suất(* ) Tạ/sào 1,31 0,99 1,17 0,32 1,32

3. Sản lƣợng (***) Tạ 11,57 3,36 7,95 8,21 3,44

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)

Ghi chú: kiểm định t- test sự khác nhau giữa trung bình của hai tổ hộ kiêm và hộ chuyên. Cụ thể:* độ tin cậy đạt 90%, **độ tin cậy đạt 95%, ***độ tin cậy đạt 99%.

Bảng 3.8 phản ánh tình hình sản xuất chè của các hộ nghiên cứu theo loại hình sản xuất. Qua bảng cho thấy diện tích đất trồng chè giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Ở nhóm hộ chuyên diện tích đất chè đạt 8,69 sào gấp 2,56 lần so với hộ kiêm. Sở dĩ nhƣ vậy vì các hộ chuyên đều sống bằng nghề làm chè cho nên hầu hết diện tích đất mà họ có đều sử dụng để phát triển cây chè. Còn các hộ kiêm (chè +lúa + hoa màu) giữa các loại cây này đan xen nhau nên diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tích đất canh tác dùng để phát triển cả cây chè, cây lúa và hoa màu. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà từng hộ sẽ phân bổ nguồn lực đất đai gữa các loại cây trồng sao cho hợp lý nhất có thể.

Qua bảng 3.8 cũng cho thấy trƣớc và sau biến động giá năng suất và sản lƣợng chè có sự thay đổi đáng kể. Nhìn chung, sau khi có biến động giá thì năng suất bình quân có giảm đi từ 1,26 tạ/sao xuống 1,17 tạ/sào. Năng suất chè cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa các nhóm hộ. Năng suất bình quân của nhóm hộ chuyên cao gấp 1,32 lần so với hộ kiêm. Hộ chuyên đạt năng suất 1,31 tạ/sào, hộ kiêm chỉ đạt 0,99 tạ/sào. Chính vì sự chênh lệch về diện tích và năng suất nên dẫn đến sản lƣợng chè của nhóm hộ chuyên cao gấp 3,44 lần so với hộ kiêm.

Trong quá trình hội nhập WTO nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ chè tăng lên đáng kể, cùng với việc các hộ chuyên với thu nhập chủ yếu là thu nhập từ sản xuất chè nên nhóm hộ này chú trọng vào việc đầu tƣ các loại đầu vào và áp dụng các loại giống chè mới nên kết quả sản xuất chè của nhóm hộ chuyên cao hơn so với hộ kiêm.

Chè là loại cây trồng cho thu hái sản phẩm theo thời vụ. Tuy nhiên, sản lƣợng chè vào các tháng là không giống nhau kể cả với nhóm hộ chuyên và hộ kiêm. Sự chênh lệch về năng suất và sản lƣợng giữa các tháng trong thời vụ thu hoạch là do đặc tính của chè quy định. Thời gian thu hoạch chè trong năm khá dài, suốt từ tháng 3 cho đến tháng 12. Sản lƣợng chè tăng dần qua các tháng. Đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 4 là thời gian thu hoạch vụ chè xuân, sản lƣợng đạt thấp, sau đó tăng dần lên. Sản lƣợng đạt cao điểm tập trung vào tháng 7, 8 và 9. Thời kỳ này cây chè phát triển mạnh cho năng suất tối đa, đòi hỏi ngƣời làm chè phải hết sức khẩn trƣơng chăm sóc thu hái cho kịp lứa. Nhƣng một hạn chế cũng là khó khăn chƣa thể giải quyết trong giai đoạn này là thời tiết nóng bức ảnh hƣởng lớn tới năng suất lao động của ngƣời dân. Hơn nữa vấn đề về nhân công lao động cũng là một khó khăn không nhỏ đối với các hộ chuyên chè vào thời điểm thu hoạch cao. Từ tháng 10 trở đi, năng suất chè giảm dần và giảm mạnh ở gần cuối tháng 11 đến hết tháng 12. Hai tháng này sản lƣợng thu hoạch thấp và là chè cuối vụ nên chất lƣợng cũng kém hơn. Sau đó, chè bƣớc vào thời kỳ ngủ đông, thời gian này các hộ thƣờng cúp, đốn chè chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Do đặc điểm chè chủ yếu tính theo các lứa thu hái, ít khi phân chia theo tháng, mà số lứa thu hoạch trong một năm của mỗi hộ lại khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do đó, kết quả thu đƣợc nhƣ trên là đã qua điều chỉnh và quy đổi theo từng tháng để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu và phân tích.

- Theo thu nhập

Bảng 3.9. Tình hình sản xuất chè của hộ theo mức thu nhập

(tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

Trước biến động

1. Diện tích đất chè (**) Sào 9,63 5,96 3,25

2. Năng suất chè(*) Tạ/sào 1,50 1,17 1,05

3. Sản lƣợng chè (**) Tạ 14,45 6,98 3,41

Sau biến động

1. Diện tích đất chè (**) Sào 9,63 5,96 3,25

2. Năng suất chè(*) Tạ/sào 1,44 1,09 0,98

3. Sản lƣợng chè (**) Tạ 13,87 6,49 3,19

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)

Ghi chú: kiểm định t- test sự khác nhau giữa trung bình của các tổ hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Cụ thể:* độ tin cậy đạt 90%, **độ tin cậy đạt 95%.

Diện tích giữa các nhóm hộ khá, trung bình và nghèo có sự chênh lệch lớn. Hộ khá có diện tích trồng chè bình quân 9,63 sào, gấp 1,61 lần hộ trung bình và gấp 2,96 lần hộ nghèo. Diện tích trồng chè bình quân của hộ nghèo chỉ ở mức 3,25 sào.

Năng suất của các nhóm hộ cũng có sự thay đổi trƣớc và sau biến động giá đầu vào. Đối với nhóm hộ khá năng suất giảm từ 1,5 tạ/sào xuống 1,44 tạ/sào. Ở các nhóm hộ trung bình và nghèo năng suất cũng giảm nhƣng giảm đi. Mức năng suất và sản lƣợng của hộ khá vẫn cao hơn nhiều so với các hộ trung bình và các hộ nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)