1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
* Hệ thống tài khoản xác định kết quả kinh tế của hộ nông dân
Tổng thu của hộ
Trợ cấp (S) Tổng giá trị sản xuất (GO)
Giá trị gia tăng (VA)
1. Chi phí trung gian (IC) - CP vật chất: giống, phân bón, thuốc BVTV... - CP dịch vụ: thủy lợi phí
2. Chi phí cơ hội của vốn (OC)
Giá trị gia tăng thuần (NVA) KHTSCĐ (A) Trợ cấp (S) Thu nhập của hộ (MI) Chi phí khác (O): Lãi tiền vay, thuế, Tiền thuê LĐ bên ngoài
Thu nhập hỗn hợp (MI)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ mô hình trên cho thấy chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất của hộ nông dân đƣợc xác định.
* Cách xác định chi phí
- Chi phí trung gian (Intermediational Cost/Consumption - IC): là toàn bộ các khoản chi phí thƣờng xuyên về vật chất và dịch vụ (bằng tiền) đƣợc hộ nông dân sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của mình. Trong sản xuất chè, chi phí trung gian gồm các chi phí nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ bảo vệ thực vật, thủy lợi phí và các chi phí bằng tiền khác liên quan trực tiếp đến sản xuất. Để tính hiệu quả tài chính trong sản xuất của hộ nông dân các chi phí đầu vào do hộ tự sản xuất đƣợc nhƣ phân chuồng, giống đều không tính vào chi phí trung gian.
- Chi phí cơ hội của vốn (Opportunity Cost – OC): Chi phí cơ hội của vốn đƣợc tính bằng tổng chi phí trung gian nhân với lãi suất, nhân với nửa thời gian của chu trình sản xuất. Thời gian dùng để tính chi phí cơ hội của vốn bằng nửa thời gian thực do các chi phí phát sinh trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ thƣờng không liên tục. Ở những nơi có hoạt động tín dụng phổ biến thì việc tính chi phí cơ hội có ý nghĩa khuyến khích sử dụng nguồn vốn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên ở những nơi hình thức sản xuất tự cung tự cấp còn phổ biến (vùng sâu vùng xa, vùng núi cao...) thì tính chi phí cơ hội ít có ý nghĩa do nhu cầu về vốn, cũng nhƣ tiền gửi tiết kiệm thấp.
- Khấu hao tài sản cố định (Amortization – A): Trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân, đặc biệt là ngành trồng trọt ở nƣớc ta, việc tính khấu hao trở nên rất khó khăn, thiếu chính xác do một loại công cụ có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau trong cùng một chu kỳ sản xuất. Măt khác, các công cụ sản xuất có giá trị nhỏ nên khi tính hiệu quả các tài sản này rất nhỏ nên đƣợc bỏ qua.
- Chi phí khác: bao gồm các chi phí nhƣ trả lãi tiền vay, tiền thuê dất, phí và các khoản thuế phải các loại đóng, tiền thuê lao động bên ngoài khi cần... Đối với cách tính chi phí lao động cho quy mô nông hộ hoàn toàn khác với mô hình doanh nghiệp, công lao động gia đình không tính vào chi phí sản xuất của hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trợ giá, trợ cấp sản xuất: sản xuất nông nghiệp thƣờng gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và lợi nhuận thấp nên đƣợc Chính phủ, các tổ chức, công ty .. trợ giá, cấp không vật tƣ (giống, phân bón, thuốc trừ sâu ...). Những khoản khoản hỗ trợ này thƣờng đƣợc tính chung vào thu nhập của nông hộ. Tuy nhiên, chính sách trợ giá cũng gây ra những mặt trái của nó nhƣ làm bóp méo giá thành sản xuất của ngƣời nông dân.
Đôi khi, ngƣời nông dân ngộ nhận là sản xuất có thu nhƣng thực chất phần thu nhập đó chủ yếu do nguồn tài trợ từ bên ngoài mang lại.
* Cách xác định kết quả sản xuất của hộ nông dân
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ do lao
động của hộ tạo ra trong một thời gian nhất định (thƣờng là một năm). Trong sản xuất của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (có thể tính theo vụ hoặc tính theo năm sản xuất).
- Giá trị gia tăng (Value Added - VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ mới do các hoạt động sản xuất trong hộ nông dân mới sáng tạo ra trong năm sản xuất hay trong một chu kỳ sản xuất và phần giá trị hoàn vốn cố định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Hay VA = GO - IC
- Giá trị gia tăng thuần (Net Value Added – NVA): là giá trị còn lại sau khi
lấy giá trị gia tăng thô trừ khấu hao TSCĐ.
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – khấu hao TSCĐ Hay NVA = VA – KH TSCĐ
Trong ngành sản xuất trồng trọt, quy mô của hộ nông dân ở nƣớc ta nhỏ, manh mún, các TSCĐ thƣờng ít và khó xác định. Thuế nông nghiệp là loại thuế chính đã đƣợc nhà nƣớc miễn giảm, vì thế các nghiên cứu trƣớc đây đều dừng ở giá trị giá trị gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income – MI): là phần thu nhập thuần túy của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong một năm), bao gồm cả công lao động gia đình, phần lợi nhuận và nguồn hỗ trợ, trợ cấp từ Chính phủ, các tổ chức ...
Thu nhập hỗn hợp = Giá trị gia tăng thuần – Chi phí khác + Trợ giá, trợ cấp Hay MI = NVA – O + S
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy của hộ nông dân. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nông hộ trong điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực chính của gia đình.
* Hệ thống tài khoản xác định hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân
Do mục tiêu sản xuất của hộ nông dân khác với doanh nghiệp nên cách xác định hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân cần có phƣơng pháp riêng cho phù hợp. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt mục tiêu kinh tế. Nhƣ vậy, trong quá trình sản xuất chè, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh chè (yếu tố đầu ra của sản xuất chè) với chi phí (yếu tố đầu vào sản xuất chè).
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ thu đƣợc hiệu quả tuyệt đối. Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia có hiệu quả tƣơng đối. Theo quan điểm chung của hội nghị thống kê các nƣớc của khối SEB tại hội nghị ở Praha 1985 cho rằng: hiệu quả là chỉ tiêu tƣơng đối đƣợc biểu hiện bằng kết quả sản xuất so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận).
Công thức tính hiệu quả kinh tế:
CPKQ KQ H Trong đó: H: Chỉ tiêu hiệu quả;
KQ: Kết quả đầu ra sản xuất chè; CP: Chi phí đầu vào sản xuất chè.
Chỉ tiêu H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo bao nhiêu đơn vị đầu ra. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xất gồm GO, VA, MI (tính bằng đơn vị tiền tệ); các chỉ tiêu về chi phí sản xuất sử dụng 3 nhóm chỉ tiêu: chi phí về lao động; chi phí về vốn; chi phí về đất đai. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân gồm các nhóm chỉ tiêu:
Hiệu quả sử dụng đất đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu: GO/sào; VA/sào; MI/sào. Hiệu quả lao động (năng suất lao động) đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu: GO/LĐ; VA/LĐ; MI/LĐ. Hiệu quả sử dụng vốn (hiệu quả sử dụng chi phí) đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu: GO/IC; VA/IC; MI/IC.