Các giải pháp đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 139 - 145)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

4.2.2 Các giải pháp đối với hộ nông dân

4.2.2.1 Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, nâng cao nhận thức của hộ

Ngƣời nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất chƣa cao, sự nhận thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế lại bảo thủ, tôn sùng kinh nghiệm cũ. Chính vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích các hộ tham gia vào các lớp tập huấn

về nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè, khuyến khích các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hàng năm cần phải tổ chức định kỹ các lớp tập huấn ở tất cả các xã có sản xuất chè. Khuyến khích, biểu dƣơng và động viên họ nông dân học tập các hộ sản xuất khá giỏi. Để thực hiện đƣợc điều này, các địa phƣơng cần tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khuyên nông cơ sở để hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thƣờng xuyên, tuyên truyền giải thích để các hộ nông dân thấy rõ việc canh tác đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, mở các lớp tập huấn về quản lý hạch toán kinh tế trong sản xuất chè để các hộ có các ứng xử đầu tƣ cho phù hợp với điều kiện của từng hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2.2 Mở rộng diện tích chè giống mới, sử dụng vật tư mới, ứng dụng quy trình sản xuất khoa học để tiết kiệm chi phí, đạt năng suất chè cao

- Về công tác cải tạo giống: Cơ cấu giống chè của tỉnh Thái Nguyên xác

định gồm các giống sau: Chè Trung du, LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH8, PH9. Căn cứ vào thị trƣờng và điều kiện sinh thái để lựa chọn giống phù hợp cho từng vùng. Đối với vùng nguyên liệu chế biến chè xanh, chè đặc sản nhƣ Thành phố Thái Nguyên, một số vùng của huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Phổ Yên, Thị xã Sông Công trồng các giống Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH8, PH9, LDP1. Vùng nguyên liệu cho chế biến chè đen (huyện Định Hoá, Võ Nhai, một số vùng của huyện Đại Từ, Đồng Hỷ) tập trung sản xuất các giống chè LDP1, PH8. Riêng đối với giống chè Trung Du cần đầu tƣ thâm canh cao trên diện tích chè còn sung sức. Khẩn trƣơng tuyển chọn cây chè đầu dòng, phục tráng giống chè Trung Du để tổ chức trồng cải tạo tại một số diện tích chè Trung Du ở những vùng mà chè Trung Du đã nổi tiếng để chế biến chè xanh đặc sản, đáp ứng khẩu vị của ngƣời uống chè truyền thống. Tuy nhiên, việc đƣa những giống mới vào trong sản xuất gặp khó khăn do chi phí mua những giống mới này khá cao, trong khi các đồi chè giống trung du vẫn đang phát triển. Chi phí ban đầu cho trồng mới, thời kỳ kiến thiết cơ bản lại khá lớn, chu kỳ kinh doanh của cây chè lại dài nên chƣa thể thu hồi đƣợc vốn. Hơn nữa, do thói quen của hộ đã quen với giống cây cũ, ít hộ muốn thay đổi thói quen, và các đồi chè trồng mới lại có thời gian kiến thiết nhất định từ 3 đến 5 năm. Do đó, quá trình này phải đƣợc thực hiện từng bƣớc, trƣớc hết đƣa giống mới vào diện tích trồng mới hoặc thay thế cho đồi chè cằn cỗi để từ đó phát triển diện tích trồng chè giống mới cho năng suất, chất lƣợng chè tốt hơn.

- Về kỹ thuật canh tác: bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm

canh nhƣ việc tạo dựng các đồi chè (mật độ trồng, tạo hình đồi chè) đến việc chăm sóc, bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kể cả kỹ thuật hái chè.

Tăng mật độ cây chè trên một ha để sớm che phủ đất đang là một xu thế trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc trồng chè. Đặc biệt là những đồi chè mới trồng, cùng với tăng mật độ chè trên 1ha là việc áp dụng phƣơng pháp tạo hình đốn chè cũng có tác dụng rất tốt đến năng suất chè và bảo vệ đất giữ gìn môi trƣờng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc bón phân cần đƣợc chú ý với từng loại đất để đảm bảo năng suất và chất lƣợng chè, bón phân theo quy trình, chú trọng bón phân vi sinh để bảo vệ môi trƣờng. Trồng cây bóng mát và để lại sản phẩm đốn trên vùng chè (cành và ngọn chè) nhờ đó có thể giảm 50% lƣợng phân bón hàng năm. Đây là một điểm cần chú ý tới các hộ để có thể tiết kiệm chi phí đầu vào trong bối cảnh giá các vật tƣ đầu vào, giá phân bón tăng cao nhƣ hiện nay. Vừa tiết kiệm đƣợc chi phí, vừa tăng đƣợc hiệu quả kinh tế cho hộ.

Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây chè cũng rất quan trọng và là yếu tố chủ yếu trong thâm canh chè. Sâu bệnh có thể làm giảm sản lƣợng từ 10 đến 12%. Trên thực tế khả năng phát hiện sâu bệnh của hộ dân thƣờng chậm, họ cũng không phát hiện đƣợc chính xác loại sâu bệnh. Do đó, dẫn đến tình trang sử dụng thuốc trừ sâu một cách tràn lan, bừa bãi không theo một quy trình kỹ thuật nào cả, gây lãng phí trong đầu tƣ, giảm hiệu quả sử dụng vốn, chất lƣợng sản phẩm lại giảm sút, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng. Hiện nay biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo phƣơng pháp tổng hợp IPM không để lại dƣ lƣợng độ chất trong sản phẩm đang đƣợc sử dụng khá phổ biến ở nhiều địa bàn trên toàn tỉnh.

Về chế biến: Các hộ khá và trung bình cần đổi mới thiết bị và công nghệ

chế biến chè theo hƣớng sử dụng công nghệ cao nhƣ các dây chuyền chế biến chè xanh cao cấp, chè ô long, chè đen CTC, đa dạng hoá các sản phẩm chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Các hộ nghèo đổi mới công nghệ chế biến bằng thiết bị chế biến nhỏ.

4.2.2.3 Thâm canh sản xuất hợp lý, áp dụng giới hạn tối tưu các đầu vào sản xuất chè

Việc ứng dụng các biện pháp thâm canh hợp lý (tăng cƣờng thâm canh toàn bộ diện tích trồng chè) nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm chè bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác.

Các hộ nông dân cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất chè để nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, áp dụng giới hạn tối ƣu các đầu vào của sản xuất chè để bình ổn giá đầu vào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sin han toàn thực phẩm qua thực hành VIETGAP, tiến tới GLOBAL GAP… để tăng giá bán của sản phẩm chè

Ở Việt nam, Chè là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Đến nay, chè Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng chè (hiện Việt Nam có khoảng 135 ngàn ha chè) và đứng thứ 7 về sản lƣợng (sản lƣợng chè hàng năm đạt trên 100 ngàn tấn). Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt tại 60 thị trƣờng trên thế giới. Chỉ trong vòng 5 năm 1998 - 2003 chúng ta đã đẩy tốc độ xuất khẩu lên gấp 2 lần. Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam hiện nay là Trung Đông, Nga, Đông Âu và Đài Loan - chiếm đến 90,9% về khối lƣợng và 89,9% về giá trị. Nhìn chung, chè của Việt Nam giá bán thấp, chỉ bằng 60 – 70% giá chè thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiệu quả sản xuất chè còn thấp, song chủ yếu là do sản phẩm chè của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế: chất lƣợng chƣa cao, sản phẩm nhiều vùng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tăng cƣờng đƣợc giá bán, tăng sức cạnh tranh và tăng hiệu quả sản xuất chè của chè Việt Nam đòi hỏi phải sản xuất ra sản phẩm chè an toàn bằng cách áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất để nâng cao chất lƣợng và kiểm soát đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn.

Để thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trƣờng trên cơ sở truy nguyên nguồn gốc hàng hoá và xây dựng thƣơng hiệu, từ đó mang lại lợi ích cao hơn cho các hộ sản xuất chè, thúc đẩy việc xúc tiến thƣơng mại hàng hoá nội địa và xuất khẩu thì việc cần phải giải quyết cấp bách ở đây là hƣớng ngƣời sản xuất chè theo hƣớng sản xuất chè an toàn, chất lƣợng cao. Có thể khuyến khích các hộ sản xuất chè an toàn theo hƣớng, sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP.

VietGAP cho chè búp tƣơi hiện nay đƣợc đánh giá là quy trình toàn diện nhất để sản xuất bền vững, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, an toàn. Lợi ích của việc sản phẩm đƣợc chứng nhận GAP là làm tăng đƣợc lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi thế thƣơng hiệu, tăng độ tin cậy của khách hàng, mở rộng thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2.5 Tham gia các hình thức liên kết phù hợp ở mọi khâu của quá trình sản

xuấtchè

Phát triển kinh tế hợp tác trong cung ứng đầu vào, sản xuất và tiêu thụ chè để hạn chế tác động tiêu cực của việc tăng giá đầu vào và nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân.

Khắc phục tình trạng các hộ nông dân đơn lẻ đối mặt với thị trƣờng và doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu cứ để hộ nông dân một mình đối mặt trực tiếp với thị trƣờng thì những ảnh hƣởng bất lợi từ thị trƣờng trong điều kiện giá cả biến động là điều không thể tránh khỏi và phần thiệt luôn thuộc về các hộ nông dân đơn lẻ. Vì thế, việc đẩy mạnh kinh tế hợp tác để hỗ trợ để nông dân hợp tác với nhau là giải pháp lâu dài để giúp họ hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng xấu của biến động giá tăng giá đầu vào gây lên.

4.2.2.6 Chú trọng hoạt động tiếp thị sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu, tổ

chức mạng lưới tiêu thụ

Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng, bạn hàng để có thị trƣờng ổn định, nhất là tiêu thụ và xuất khẩu trực tiếp không phải qua tiêu thụ trung gian. Cần thiết phải đăng ký và xây dựng thƣơng hiệu cho chè Thái Nguyên, tham gia vào thƣơng hiệu chè Việt. Tổ chức mạng lƣới tiêu thụ chè cho các hộ nông dân sản xuất theo 3 kênh nhƣ sau: Chè thƣơng phẩm đƣa đi tiêu thụ, chè bán thành phẩm để tiếp tục tinh chế, chè nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến. Mạng lƣới bao gồm các chợ đầu mối, các cửa hàng thƣơng mại, các đại lý thu mua của các nhà máy chế biến và các đơn vị kinh doanh chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, luận án đã đƣa ra một số giải pháp theo các căn cứ: Chủ trƣơng phát triển ngành chè, quy hoạch phát triển sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên; Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam; Dự báo xu hƣớng biến động giá đầo vào của sản xuất chè; Quan điểm và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh trong điều kiện tăng giá đầu vào.

Từ đó, luận án đƣa ra một số giải pháp gồm nhóm giải pháp về quản lý vĩ mô và nhóm giải pháp đối với hộ nông dân nhƣ: Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, nâng cao nhận thức của hộ; Mở rộng diện tích chè giống mới, sử dụng vật tƣ mới, ứng dụng quy trình; sản xuất khoa học để tiết kiệm chi phí, đạt năng suất cao; Thâm canh sản xuất hợp lý, áp dụng giới hạn tối tƣu các đầu vào của sản xuất chè; Nâng cao chất lƣợng sản phẩm Tham gia các hình thức liên kết phù hợp ở mọi khâu của quá trình sản xuất; Chú trọng hoạt động tiếp thị sản phẩm chè, xây dựng thƣơng hiệu, tổ chức mạng lƣới tiêu thụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 139 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)