Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 107)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả sản xuất chè sẽ là cơ sở để đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của sản xuất chè.

* Theo loại hình hộ

Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn thƣờng là những hộ sản xuất chuyên chè, ở nhóm hộ này cây chè đƣợc đầu tƣ tốt hơn, đƣợc chú trọng hơn trong sản xuất. Chính vì lý do đó dẫn đến kết quả là hộ chuyên sản xuất chè có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ kiêm. Hộ chuyên sở hữu các nguồn lực nhiều hơn nên tạo ra kết quả cao hơn so với hộ kiêm, vì thế hiệu quả của hộ chuyên cũng đạt cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo loại hình

(tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình sản xuất Bình quân

Hộ chuyên Hộ kiêm

Trước biến động tăng giá

1. GO/DT Ngđ/sào 2,991 3,67 3,289 2. VA/DT Ngđ/sào 2,202 2,67 2,407 3. MI/ DT Ngđ/sào 2,162 2,53 2,323 4. GO/IC Lần 3,792 3,690 3,747 5. VA/IC Lần 2,792 2,690 2,747 6. MI/IC Lần 2,741 2,544 2,654 7. GO/LĐ Lần 2,920 3,462 3,158 8. VA/ LĐ Lần 2,150 2,524 2,314 9. MI/LĐ Lần 2,111 2,387 2,232

Sau biến động tăng giá

1. GO/DT Ngđ/sào 6,047 7,382 6,634 2. VA/DT Ngđ/sào 3,876 4,437 4,122 3. MI/ DT Ngđ/sào 3,719 4,097 3,885 4. GO/IC Lần 2,941 2,506 2,749 5. VA/IC Lần 1,885 1,506 1,718 6. MI/IC Lần 1,808 1,391 1,624 7. GO/LĐ Lần 2,564 2,617 2,587 8. VA/ LĐ Lần 1,644 1,573 1,612 9. MI/LĐ Lần 1,577 1,453 1,522

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)

Bảng 3.14 phản ánh hiệu quả sản xuất chè của các nhóm hộ theo loại hình sản xuất. Qua bảng số liệu cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất của cả hai loại hình hộ đều tăng lên sau biến động giá. Cùng một nguồn lực đất, kết quả sản xuất của hộ tính theo giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp tạo ra tăng làm cho hiệu quả sử dụng đất tăng lên. Bình quân, trƣớc biến động một sào tạo ra đƣợc 3,289 ngđ giá trị sản xuất và 2,323 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Sau biến động, hiệu quả này tăng lên 6,634 nghìn đồng giá trị sản xuất và 3,855 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiệu quả sử dụng vốn của hai nhóm hộ có sự thay đổi khác nhau, nhìn

chung hiệu quả sử dụng vốn của cả hai nhóm hộ đều giảm đi sau biến động giá. Bình quân chung, trƣớc biến động giá đầu tƣ một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè thu đƣợc 3,747 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,654 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Sau biến động hiệu quả này giảm xuống ở mức đầu tƣ một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè chỉ thu đƣợc 2,749 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,624 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

Trƣớc biến động, tính bình quân hộ chuyên, cứ đầu tƣ một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè thì tạo ra đƣợc 3,792 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,741 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Sau biến động, với mức đầu tƣ một nghìn đồng chi phí vào sản xuất chè chỉ tạo ra 2,941 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,808 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Hộ kiêm chè đầu tƣ một nghìn đồng vào sản xuất chè trƣớc biến động tạo ra đƣợc 3,69 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,554 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Sau biến động chỉ còn 2,506 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,341 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Điều này chứng tỏ các hộ đầu tƣ nhiều chi phí cho sản xuất chè nên chịu nhiều sự tác động của tăng giá đầu vào làm cho hiệu quả sản xuất chè giảm.

Hiệu quả lao động của hộ cũng giảm đi sau biến động giá. Bình quân

chung, trƣớc biến động với mức đầu tƣ một nghìn đồng chi phí lao động tạo ra đƣợc 3,158 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,232 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Giá công lao động tăng cao khiến cho hiệu quả lao động giảm xuống. Sau biến động một nghìn đồng chi phí lao động chỉ tạo ra 2,757 giá trị sản xuất và 1,522 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

* Theo thu nhập

Mức độ đầu tƣ về sản xuất chè có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế trồng chè của các hộ nông dân. Trên thực tế kinh tế của các hộ nông dân quyết định rất lớn tới mức đầu tƣ về đầu vào trong sản xuất chè. Kết quả sản xuất của các hộ nông dân có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình sử dụng các nguồn lực của hộ, nhóm hộ có thu nhập cao ngoài việc tiêu dùng các sản phẩm của mình nhóm hộ này còn có khả năng đầu tƣ tái sản xuất làm tăng các nguồn lực hiện có của hộ, đầu tƣ về giống, hay việc chuyển đổi giống cây chè cho năng suất và sản lƣợng thấp sang trồng các loại chè có năng suất và sản lƣợng cao hơn, hay việc tăng chi phí cho quá trình sản xuất chè để tăng giá trị đầu ra cho các sản phẩm về chè. Bên cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó những hộ có mức thu nhập trung bình, nghèo thì chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của hộ và một phần nào tái sản xuất nhƣng ở mức độ thấp. Chính là quá trình tái đầu tƣ sản xuất nâng cao sức sản xuất của các nguồn lực của các hộ nông đân, điều này phụ thuộc chủ yếu vào mức sống và thu nhập của các hộ nông dân. Đối với các hộ gia đình có thu nhập khá thì việc đầu tƣ tái sản xuất ở mức độ cao, đầu tƣ các trang thiết bị sản xuất và chế biến chè cho hiệu quả cao hơn so với hộ trung bình và hộ nghèo.

Bảng 3.15. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo thu nhập

(tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bình

quân

Trƣớc biến động tăng giá

1. GO/DT Ngđ/sào 3,385 3,018 2,955 3,103 2. VA/DT Ngđ/sào 2,375 2,456 1,962 2,299 3. MI/ DT Ngđ/sào 2,276 2,380 1,898 2,220 4. GO/IC Lần 3,351 5,371 2,978 4,159 5. VA/IC Lần 2,351 4,371 1,978 3,159 6. MI/IC Lần 2,253 4,236 1,914 3,053 7. GO/LĐ Lần 3,448 3,275 1,985 2,975 8. VA/ LĐ Lần 2,419 2,665 1,381 2,249 9. MI/LĐ Lần 2,318 2,583 1,276 2,155

Sau biến động tăng giá

1. GO/DT Ngđ/sào 7,980 5,415 5,203 6,075 2. VA/DT Ngđ/sào 4,799 3,471 2,936 3,698 3. MI/ DT Ngđ/sào 4,370 3,251 2,708 3,417 4. GO/IC Lần 2,508 2,785 2,294 2,574 5. VA/IC Lần 1,508 1,785 1,294 1,574 6. MI/IC Lần 1,373 1,672 1,194 1,459 7. GO/LĐ Lần 3,111 2,309 1,404 2,289 8. VA/ LĐ Lần 1,870 1,480 0,792 1,403 9. MI/LĐ Lần 1,704 1,386 0,731 1,298

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghiên cứu bảng 3.15 cho thấy hiệu quả cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa những hộ có thu nhập khá với nhóm trung bình và hộ nghèo. Các chỉ tiêu GO, VA, MI có xu hƣớng biến động tăng cao ở hộ khá nên cho hiệu quả sản xuất chè cao hơn so với hộ nghèo.

Xem xét tới ảnh hƣởng của biến động giá cho thấy, hiệu quả sử dụng đất của các nhóm hộ đều tăng lên. Nhƣng hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng lao động của các nhóm hộ đều giảm đi. Với mức đầu tƣ một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè trƣớc biến động thu đƣợc 2,253 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ khá, 4,236 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ trung bình và 1,914 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ nghèo. Sau biến động giá, cũng mức đầu tƣ trên tạo ra đƣợc nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ khá là 1,373 nghìn đồng, hộ trung bình là 1,672 nghìn đồng và hộ nghèo là 1,194 nghìn đồng.

Hiệu quả lao động của hộ nghèo sau biến động giá ở mức rất thấp. Điều này chứng tỏ sự tăng giá công lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến hộ nghèo. Hộ nghèo đã khó khăn thì sau biến động giá lại càng lao đao hơn.

Nhƣ vậy, theo sự phân tích qua những số liệu của các chỉ tiêu ở trên thì sự phân hoá theo mức sống của các hộ trong sản xuất chè ngày càng cao. Do đó, Đảng và nhà nƣớc cần có những chính sách thích hợp về hỗ trợ vốn và các kiến thức cần thiết cho sản xuất chè và các chính sách về tài chính để giảm nghèo tăng số hộ giàu và khá sao cho phù hợp, nhằm giúp họ sử dụng hiệu quả các nguồn lực của trong hộ nông dân đặc biệt là hộ trung bình và hộ nghèo. Song song với các chính sách của Đảng và nhà nƣớc, cần phải có biện pháp để gắn ngƣời nông dân với các hội nông dân, hội phụ nữ, cán bộ khuyến nông để tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật mới và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)