Nhu cầu tiêu thụ chè và giá bán sản phẩm chè

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 126 - 129)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

4.1.2. Nhu cầu tiêu thụ chè và giá bán sản phẩm chè

Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ chè.

Nhu cầu trên thế giới: Mặc dù điều kiện kinh tế thế giới thời gian qua có

dấu hiệu sa sút, nhƣng tiêu thụ chè không hề suy giảm. Ngƣời tiêu dùng đang có xu hƣớng chuyển từ những đồ uống đắt tiền nhƣ cà phê, nƣớc trái cây sang các loại đồ uống rẻ tiền hơn nhƣ chè. Đây là cơ hội cho nƣớc sản xuất chè chất lƣợng trung bình nhƣ Việt Nam. Trên xu hƣớng tăng nhu cầu tiêu thụ chè của thế giới, tận dụng lợi thế giá cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời với lợi thế là tỉnh sản xuất chè đứng thứ hai cả nƣớc, Thái Nguyên hoàn toàn có điều kiện và khả năng tăng năng suất chè thông qua các biện pháp kỹ thuật canh tác và trồng mới, trồng thay thế trên những nƣơng chè già cỗi cho năng suất thấp. Mặt khác, xuất khẩu chè của Việt nam hiện nay mới chỉ ở dƣới mức trung bình của thế giới, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng ở các nƣớc phát triển lại hƣớng vào các sản phẩm, chè sạch, chè hữu cơ. Vì vậy, bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh cần có chiến lƣợc quy hoạch vùng cụ thể cho những diện tích đất phù hợp với trồng chè hữu cơ nhƣ Ôn Lƣơng, Động Đạt (huyện Phú Lƣơng), Tân Cƣơng, Phúc Xuân, Phúc Trìu (thành phố Thái Nguyên), Sông Cầu, Minh Lập (huyện Đồng Hỷ).

Nhu cầu trong nước: Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), thời gian gần

đây, tình hình tiêu thụ chè trong nƣớc có xu hƣớng tăng. Hiện, nhu cầu dùng chè của dân trong nƣớc chiếm khoảng 30% tổng sản lƣợng chè của cả nƣớc, với mức tăng trung bình từ 3 đến 5%/năm. Rất nhiều thƣơng hiệu chè của doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng trong đó không thể thiếu thƣơng hiệu chè Thái Nguyên. Thị trƣờng nội địa còn khả năng mở rộng. Hiện nay mức tiêu thụ của ngƣời Việt Nam còn thấp so với nhiều nƣớc trên thế giới. Về nội tiêu, bình quân đầu ngƣời tiêu thụ 260g/năm (1997), dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời sẽ tăng 5-6% năm, nhƣ vậy tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 20.000 tấn năm 1997 lên 24.000 tấn năm 2000; 35.000 tấn năm 2005, năm 2013 sẽ tiêu thụ khoảng 50.807 tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng lên là tín hiệu tốt cho quyết định tăng năng suất, sản lƣợng của hộ nông dân sản xuất chè tại Thái Nguyên. Bên cạnh đó, chè tiêu thụ nội địa chủ yếu là chè xanh chế biến bằng phƣơng pháp thủ công, giá bán tƣơng đối ổn định. sản phẩm chè tiêu thụ trong nƣớc đã bắt đầu có những loại chè đặc biệt, cao cấp (chè đặc sản chế biến bán công nghiệp của Tân Cƣơng, một số sản phẩm chè của nhà máy chè Hoàng Bình...), tuy nhiên khối lƣợng còn ít chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng.

Thứ hai, căn cứ vào giá cả sản phẩm chè.

Giá cả có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, giá cả là tín hiệu cho các nhà sản xuất (hộ dân) cung ứng sản phẩm ra thị trƣờng. Đặc điểm cung sản phẩm nông sản luôn có độ trễ, tức cung sản phẩm năm sau sẽ dựa vào tín hiệu giá của năm trƣớc, vụ trƣớc.

Xu hướng biến động giá chè thế giới và trong nước: Giá chè thế giới theo

tháng bắt đầu tăng từ cuối tháng 11/2010 và đạt cao nhất vào tháng 1/2011, khoảng 368,1 US Cent/kg nhƣng có xu hƣớng giảm từ tháng 2/2012.

Nhìn chung, cung chè tăng nhƣng nhu cầu lại tăng với tốc độ cao hơn nên giá vẫn có xu hƣớng tăng. Cung sản phẩm chè của Kenya và Sri Lanka tăng 75 triệu kg trong quý 1 năm 2012, sản lƣợng tại miền nam Ấn Độ tăng 12 triệu kg. Giá chè Kenya và Sri Lanka đã tăng 40 - 70 cent trong vòng 1 năm qua. Còn tại Ấn Độ, thị trƣờng đang dƣ thừa chè, nhƣng loại chất lƣợng cao lại thiếu, giá vì thế chỉ tăng 10 - 20 Rs trong năm qua (Bộ Công thương, 2012).

Đồ thị 4.1. Giá chè bình quân theo tháng của thế giới

(Nguồn: indexmundi, 2012) 280 290 300 310 320 330 340 350 360 370 380 T8/2010 T9/2010 T10/2010 T11/2010 T12/2010 T1/2011 T2/2011 US cent/kg

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việt Nam hiện là một trong những nƣớc có mức giá xuất khẩu chè thấp so với mức giá trung bình của thế giới. Theo tính toán của Bộ Công thƣơng, giá chè Việt Nam chỉ bằng 65-70% giá chè xuất khẩu của nhiều nƣớc (bình quân chỉ đạt 1,2 USD/kg, trong khi giá thế giới là từ 1,5 đến 2,2 USD/kg). Tuy nhiên, xuất khẩu chè của Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển. Mặc dù thị trƣờng quốc tế về chè bị cạnh tranh gay gắt song qua thực tế vài năm gần đây cho thấy nếu chất lƣợng chè tốt và giá cả hợp lý thì Việt Nam vẫn có thể mở rộng đƣợc thị trƣờng do tận dụng đƣợc xu hƣớng tăng nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới và lợi thế cạnh tranh về giá: đối với chè đen, xuất sang các nƣớc Trung Cận Đông, thị trƣờng Mỹ và châu Âu. Đối với chè xanh, thị trƣờng châu Á... là những thị trƣờng có nhiều tiềm năng.

Biến động giá chè trong nước tại Thái Nguyên đầu năm 2012:

Thái Nguyên là vùng chè đặc sản nổi tiếng của Việt Nam do có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất chè. Giá chè ở Thái Nguyên nhìn chung biến động theo sự thay đổi giá chè trong nƣớc và thế giới. Năm 2012, sau khoảng thời gian giữ mức giá tƣơng đối cao trong dịp Tết, giá các loại chè đồng loạt giảm vào trung tuần tháng 2. Tại Thái Nguyên, tuần đầu tiên của tháng 3, giá chè cành chất lƣợng cao, chè xanh búp khô, đều giảm. Tuy nhiên, bƣớc sang đầu tháng 3/2012 giá chè lại có xu hƣớng tăng và ổn định vào giữa tháng 3.

Đồ thị 4.2. Diễn biến giá chè tại Thái Nguyên quý I năm 2012

(Nguồn: Tổng quan và dự báo thị trường một số nông sản quý I, 2012, Bộ Công Thương)

0 50 100 150 200 250 300 5/1 7/1 11/1 12/1 21/1 11/2 14/2 18/2 21/2 3/3 7/3 9/3 18/3 nghìn đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy là tỉnh có lợi thế so sánh về sản xuất chè nhƣng giá chè xuất khẩu của Thái Nguyên luôn thấp hơn nhiều so với giá bán trong nƣớc. Để có nguồn thu ngoại tệ lớn tỉnh cần đa dạng hóa các sản phẩm chè chế biến của mình theo nhu cầu thị trƣờng thế giới. Ngoài ra, yếu tố chất lƣợng và vệ sinh thực phẩm cần đƣợc liên tục nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các nƣớc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)