Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tà

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

của đề tài

Trong những năm qua đó có rất nhiều đề tài nghiên cứu đã đƣợc triển khai tại tỉnh Thái Nguyên và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Chẳng hạn nhƣ đề tài: Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên (Phạm Thị Lý, 2001); Những giải pháp phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên (Trần Quang Huy, 2003); Giải pháp cơ bản đẩy mạnh tiêu thụ chè của các hộ nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Dƣơng Thị Thanh Huyền, 2005); Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Nguyễn Văn Khoa, 2007); Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên... Các công trình này mới chỉ chủ yếu đề cập đến các vấn đề về nâng cao nguồn lực của các hộ nông dân sản xuất chè, phát triển sản xuất và tiêu thụ chè cho các hộ nông dân.

Cũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Nghiên cứu xu hƣớng biến động lao động, đất nông nghiệp cho sản xuất chè và lúa của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Đàm Thanh Thuỷ, 2012) tác giả Đàm Thanh Thuỷ đã tìm ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tích cực đến chuyển dịch lao động, đất nông nghiệp cho sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010. Tác giả cũng chỉ ra rằng tỉnh vẫn có thể tiến hành thành công công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với phát triển sản xuất chè và lúa theo hƣớng bền vững. Tăng cƣờng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo cho lao động nông nghiệp, quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động, đất đai là những giải pháp mang tính đột phá trong thúc đẩy dịch chuyển nguồn lực hiệu quả cho sản xuất chè.

Đông Bắc Bắc bộ theo hƣớng phát triển bền vững” (Tạ Thị Thanh Huyền, 2011) tác giả đã tiến hành phân tích hiện trạng các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè. Kết quả phân tích hiện trạng các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè theo chiều ngang cho thấy việc quy hoạch các vùng chuyên canh chè hiện nay chƣa có sự gắn kết giữa ngƣời sản xuất với nhà máy chế biến và với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; cơ sở hạ tầng tại các khu vực chuyên canh chè của vùng còn yếu, thiếu và chƣa đồng bộ. Kết quả phân tích các hình thức tổ chức lãnh thổ theo chiều dọc chỉ ra việc phân phối về thu nhập trong chuỗi giá trị ngành chè của vùng là chƣ

tăng về thu nhập rất cao (55,2 %), các hộ sản xuất chè nguyên liệu có chi phí cao, nhƣng giá trị gia tăng về thu nhập lại rất thấp (2,6%) trong tổng thu nhập của chuỗi giá trị.

Một số công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài: Phân bố hợp lý sản xuất chè ở trung du miền núi Bắc Bộ (Cao Ngọc Lân, 1992); Những giải pháp cơ bản phát triển sản xuất chè ở xí nghiệp công nông nghiệp Chè Tuyên Quang (Trần Văn Giá, 1993); Nghiên cứu ứng xử theo nhu cầu thị trƣờng của các hộ nông dân trồng ngô tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam (Trần Đình Thao, 2008); … Tác giả Trần Đình Thao đã sử dụng hàm phản ứng cung để mô hình hoá các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định sản xuất ngô của các hộ nông dân. Trong nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La” (Trần Đình Thao, 2009), tác giả áp dụng thành công mô hình hàm sản xuất và hàm giới hạn sản xuất để phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất ngô của các hộ nông dân.

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, cụ thể về sự tác động, ảnh hƣởng của biến động tăng giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất chè tới hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chính vì vậy, nghiên cứu

Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè

của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” trong thời kỳ tăng giá nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Biến động giá nói chung và biến động giá đầu vào trong sản xuất chè nói riêng là hiện tƣợng bình thƣờng của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Đối với ngƣời sản xuất chè, biến động giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm đều ảnh hƣởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chè, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, hiệu quả kinh tế sản xuất chè, các quyết định và chiến lƣợc sản xuất kinh doanh chè của hộ nông dân.

Việc nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng, cơ chế và những tác động lâu dài của sự biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các nông hộ trồng chè nhƣ thế nào? Cần phải có những giải pháp, chính sách nào nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của sự biến động tăng giá và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ trồng chè? Đây là những đòi hỏi cấp thiết trong nghiên cứu.

Trƣớc hết cần đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân. Trong chƣơng 1 tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về giá và biến động giá trong sản xuất chè, lý luận về kinh tế hộ nông dân và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân; hệ thống hoá một số vấn đề thực tiễn về biến động giá một số đầu vào chính trong sản xuất chè, tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đó và rút ra những bài học kinh nghiệm ứng phó của hộ nông dân đối phó với biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)