Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân tại tỉnh Thái Nguyên

* Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực của hộ nông dân sản xuất chè, thực trạng phát triển sản xuất chè cho đến việc phân tích mức độ tác động của biến động giá tới kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè, xác định các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của biến động giá của các yếu tố đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, sự tham gia của của các chủ thể nhƣ hộ nông dân, các nhà quản lý, lãnh đạo địa phƣơng các cấp, các đại lý cung cấp đầu vào, các cơ quan ban ngành, các chuyên gia đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu chú trọng khai thác sự tham gia của các bên nhƣ các chuyên gia, các đại lý, đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè của các hộ nông dân. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

* Tiếp cận theo vùng

Căn cứ vào đặc điểm về điều kiện địa lý và địa hình, tỉnh Thái Nguyên có 3 vùng sản xuất chè đặc trƣng đó là vùng núi cao, đồi cao núi thấp và nhiều ruộng ít đồi. Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình tại điểm nghiên cứu, Tác giả chia tỉnh Thái Nguyên thành 3 vùng khác nhau: (1) Vùng đồi cao, núi thấp: chọn điểm nghiên cứu huyện Đồng Hỷ và 3 xã đại diện của huyện, (2) Vùng nhiều ruộng ít đồi: chọn huyện Phổ Yên và 3 xã đại diện của huyện, (3) Vùng núi cao: chọn huyện Định Hóa và 3 xã đại diện của huyện để nghiên cứu.

* Tiếp cận theo tình trạng kinh tế hộ

Sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu dƣới quy mô hộ. Căn cứ vào tiêu chí thu nhập bình quân trên năm, các hộ đƣợc phân loại thành hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Tiêu chí chính để phân loại hộ theo tình trạng kinh tế hộ chủ yếu dựa vào định mức phân loại giàu nghèo mà chính phủ quy định: mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghèo là hộ có thu nhập thấp hơn 400ngđ/khẩu/tháng; mức trung bình từ 400 đến 650ngđ/khẩu/tháng; mức khá từ trên 650ngđ/khẩu/tháng.

* Tiếp cận theo loại hình hộ

Căn cứ vào diện tích đất chè và nguồn thu nhập chủ yếu của hộ từ trồng chè mà các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đƣợc chia thành hộ chuyên chè và hộ kiêm chè. Hộ chuyên chè có diện tích trồng chè > 2500 m2

và nguồn thu nhập chính từ sản xuất chè. Hộ kiêm chè có diện tích trồng chè < 2500 m2, ngoài nguồn thu từ chè hộ kiêm chè còn có các nguồn thu khác từ chăn nuôi, trồng rau màu.

* Tiếp cận theo khu vực công và tư

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, giá cả các yếu tố đầu vào trong sản xuất chè của hộ liên tục biến động tăng nhƣ hiện nay, để sản xuất chè của hộ nông dân nói riêng và ngành chè của tỉnh Thái Nguyên nói chung phát triển hiệu quả, giữ vững và nâng cao đƣợc giá trị thƣơng hiệu cần có sự quan tâm đầu tƣ của các cấp chính quyền, các sở ban ngành địa phƣơng và sự đầu tƣ của chính bản thân các hộ nông dân sản xuất chè.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)