Vị trí địa lý và địa hình

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)

1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

* Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Địa hình

Địa hình của tỉnh ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng trung du miền núi Bắc bộ. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng 200 - 300 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh đƣợc chia thành 3 vùng: Vùng địa hình vùng núi bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hƣớng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng; Vùng địa

hình đồi cao núi thấp là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng gò

đồi phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đƣờng quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ, Nam Phú Lƣơng; Vùng địa hình nhiều ruộng, ít đồi bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái

Nguyên, 2012) [40].

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

3.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt. Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Với lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 1.500 – 2.500mm, tổng lƣợng nƣớc tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. (Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)