1 Hộ Khá 8 hộ ở xã Điềm Mặc
3.1.2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
* Thuận lợi
- Vị trí địa lý là một trong những lợi thế nổi bật của Thái Nguyên. Tỉnh có vị trí thuận lợi với đƣờng giao thông thông suốt đến các địa phƣơng trong và ngoài vùng, các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn. Do gần với các địa phƣơng thuộc Đồng bằng sông Hồng và có đƣờng giao thông thuận lợi đến các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn nên tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tƣ, trao đổi hàng hoá với các địa phƣơng này.
- Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. So với các địa phƣơng khác trong vùng và một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp luyện kim, vật liệu xây dựng và chế biến nông sản; dịch vụ du lịch, thƣơng mại, vận tải. Những lợi thế này cho phép tỉnh có đầy đủ điều kiện trở thành trung tâm công nghiệp, vật liệu xây dựng, du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và dần dần mang tầm cỡ quốc gia.
- Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ nhu cầu của tỉnh và vùng. Đây là lợi thế quan trọng để tỉnh đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010 - 2020, đƣa nhanh khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Việc Chính phủ đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho Đại học Thái Nguyên theo hƣớng đa ngành gắn với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện để tỉnh phát huy vai trò trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học - công nghệ của vùng.
- Điều kiện đất đai, khí hậu - thuỷ văn của tỉnh thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp (chè), cây ăn quả, cây dƣợc liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
* Khó khăn
- Đặc điểm địa hình của tỉnh gây nhiều khó khăn cho việc kết cấu hạ tầng ở một số địa phƣơng trong tỉnh (nhất là các xã miền núi), dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tƣ của các địa bàn khó tiếp cận và gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Có sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa các vùng trong tỉnh; giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trung du, thành phố, thị xã với các vùng sâu, xa.
- Thái Nguyên là một trung tâm về khoa học và đào tạo cà có nguồn nhân lực không thua kém mức bình quân của cả nƣớc nhƣng nguồn nhân lực này chƣa đƣợc sử dụng tốt cho mục tiêu phát triển của địa phƣơng. Tỉnh còn thiều nhân lực trình độ cao. Trình độ lao động của tỉnh không đồng đều: tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Khu vực kinh tế tƣ nhân chiếm khoảng 88,6% tổng số lao động nhƣng chỉ có khoảng 5,08% lao động đƣợc đào tạo, thiếu hụt trầm trọng đội ngũ quản lý, kinh doanh tinh thông nghiệp vụ.
* Tiềm năng và thế mạnh cho phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nƣớc (18.605 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ƣu đãi về thổ nhƣỡng đất đai, nguồn nƣớc, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tƣơi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lƣợng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lƣợng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ƣu điểm khác biệt với chất lƣợng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lƣợng cao.
Bên cạnh thế mạnh đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Ngƣời làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hƣơng chè, hƣơng cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đƣợm ngọt, đặc trƣng của chè Thái Nguyên, với chất lƣợng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu. Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2012 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè đƣợc UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/