Thúc đẩy (Facilitating) là các hoạt động khuyến khích, động viên, lôi kéo và tăng cường sự giao tiếp từ một đối tượng này sang một đối tượng khác. Như vậy thúc đẩy thực ra là một quá trình giao tiếp. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp người ta nhấn mạnh nhiều hơn sự trao đổi thông tin hai chiều, còn thúc đẩy người ta nhấn mạnh nhiều hơn đến thông tin một chiều.
Thúc đẩy có các ý nghĩa như sau trong phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn: Thúc đẩy là cơ sở để tạo ra sự chia sẻ thông tin trong nhóm;
Thúc đẩy là cơ sở để chuyển từ quá trình bị động sang chủ động trong học tập; Thúc đẩy tạo ra niềm tin và hào hứng trong học tập;
-Thúc đẩy là một công cụ quan trong để thực hiện toàn bộ các hoạt động phát triển nông lâm nghiệp, như phát hiện các vấn đề, ý tưởng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
Dự án hỗ trợ LNXH từ năm 1996 - 2004 do Chính phủ Thuỵ Sỹ tài trợđã hỗ trợ Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tiến hành nhiều hoạt động phát triển cộng đồng có sự tham gia như thúc đẩy hội họp, thúc đẩy đánh giá nông thôn, thúc đẩy tạo lập nhóm sở thích, thúc đẩy tìm hiểu ý tưởng, thúc đẩy tập huấn kỹ thuật, quản lý rừng cộng đồng và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp. Từ kết quả thực hiện đó chúng tôi rút ra được quy trình thúc đẩy cộng đồng theo các bước sau:
Đối với người thúc đẩy căn cứ vào kết quả và mục đích cần đạt của hoạt động cần xác định rõ các công cụ sử dụng trong thúc đẩy là gì? Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, biểu 2 mảng, biểu 4 mảng, sơ đồ SOWT hay sơ đồ tư duy? Từđó chuẩn bị đầy đủ chi tiết các vật tư, thiết bị, bảng biểu, giao bài tập, kiến thức phục vụ cho quá trình thúc đẩy.
Bước 2. Tổ chức thúc đẩy
Thúc đẩy thường áp dụng cho hội thảo, tập huấn, đánh giá nông thôn, tạo lập nhóm sở thích, xây dựng kế hoạch,... Cần tạo ra các nhóm làm việc độc lập, tốt nhất mỗi nhóm từ 6 - 10 người trong đó có cả nam, nữ, có già, có trẻ với mong muốn thông tin thu thập được đầy đủ nhất. Trong nhóm cần phải bầu ra một trưởng nhóm và một thư ký, nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của nhóm, thư ký ghi chép lại kết quả thảo luận, ý kiến đóng góp của các thành viên. Trong mọi trường hợp người thúc đẩy chỉ là người hỗ trợ thảo luận, giám sát và kiểm tra bằng việc đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần làm rõ, khuyến khích khen ngợi động viên sự tham gia của các thành viên. Nhất thiết không để xảy ra sự chê bai hay phủ nhận đóng góp của các thành viên, nếu có chỉ bằng việc yêu cầu các thành viên khác chia sẻ và đóng góp ý kiến hay bình luận. Mọi ý kiến được nghi lại đầy đủ và được tổng hợp trên giấy A( để mọi người tiện theo dõi.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận thống nhất
Sau khi các nhóm thảo luận cần cử ra một thành viên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm và thúc đẩy các thành viên khác góp ý kiến, bổ sung, nhận xét và đi đến thống nhất.
Việc làm này có thể được làm bằng cách khác, đó là kết quả thảo luận của các nhóm được treo lên một vị trí được chỉ định. Người thúc đẩy yêu cầu các thành viên ngoài nhóm thảo luận đi xem xét kết quả thảo luận của các nhóm khác. Nếu có những nhận xét bình luận hay câu hỏi thì ghi vào thẻ dán vào vị trí cần hỏi.Tthời gian cho hoạt động này thường từ 20 - 30 phút tuỳ theo từng chủ đề. Sau đó mọi thành viên về vị trí, các nhóm có câu hỏi cần cử các thành viên đại diện trả lời, nghi nhận và thống nhất thời gian cho mỗi nhóm thường 5 - 10 phút.
4.1.3. Kết quả
Sau 5 năm thực hiện thúc đẩy cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, canh tác bền vững trên đất dốc, chúng tôi đã thực hiện được một số kết quả sau: Điều tra đánh giá nông thôn, được 10 thôn đó là: thôn Bản Vài, thôn Nữ Niểng. Nà Niềm xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kim (7/1999) ; thôn Cây Khế, thôn Đá Mài, thôn Gia Trống, thôn Phố Trào xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (5/1999) ; thôn Vầu, thôn Dạt xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (4/2000) ; thôn Vang, thôn Nhâu xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (6/2001), các kết quảđiều tra đánh giá này được người dân sử dụng để xây dựng các kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp, từ các nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài nước.
Đã thúc đẩy thành lập được 5 nhóm sở thích đó là: Nhóm nông lâm kết hợp. Nhóm phát triển rừng, Nhóm phát triển chè, Nhóm chăn nuôi thú y và Nhóm trồng cây ăn quả tại thôn Vầu xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay nhóm đang tồn tại phát triển tết có nhiều đóng góp nâng cao đời sống cho chính họ từ các hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả, làm giàu rừng, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng mộc nhĩ, trồng cây ăn quả, nuôi lợn, gà,...
Sau đây là một số kinh nghiệm trong thúc đẩy tạo lập nhóm sở thích:
Bước 1. Thâm nhập cộng đồng và phát hiện nhu cầu
Đây là giai đoạn đầu tiên nhằm thu thập, phân tích thông tin, phát hiện nhu cầu của cộng đồng. Chúng tôi đã sử dụng một số công cụđánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để cùng làm việc với người dân như:
-Xây dựng sơ đồ sử dụng đất và sơ đồ xã hội của thôn bản; -Điều tra luyến (đi lát cắt) của thôn;
-Xây dựng biểu đồ mô phỏng xu hướng thay đổi tỷ trọng các thành phần trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình hiện tại và dựđoán cho 5 đến 10 năm sau;
-Phân loại và phân tích kinh tế hộ gia đình;
-Phỏng vấn cá nhân, nhóm. Bằng những công cụ trên, cán bộ làm công tác phát triển nhóm phân tích tình hình thôn bản chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Người dân địa phương được tạo điều kiện và cơ hội cùng nhau thảo luận, chia sẻ và phát hiện các vấn đề và đề xuất các giải pháp hợp lý. Giai đoạn này người làm công tác phát triển nhóm cần phải có kỹ năng tạo lập mối quan hệ, cộng tác chặt chẽ với người dân địa phương, tạo cơ hội cho mọi người được tham gia, bình đẳng, hiểu rõ mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi.
Bước 2. Thành lập nhóm
Sau khi thôn bản tìm ra và khẳng định những hoạt động sản xuất ưu tiên thì cán bộ làm công tác phát triển nhóm cần thúc đẩy họ suy nghĩ lựa chọn hoạt động sản xuất mà họ yêu thích và có khả năng phát triển bằng cách đặt những câu hỏi: Thế mạnh của hộ gia đình là gì? (lao động, đất đai, tài chính, kinh nghiệm sản xuất,...?); Nguyện vọng phát triển kinh tế của hộ gia đình là gì? Những khó khăn nào cán có sự hỗ trợ của cộng đồng?...
Những câu hỏi này người thúc đẩy xác định đúng nhóm hộ có cùng tiềm năng và nhu cầu có thể tham gia vào cùng một nhóm. Người cán bộ phát triển nhóm cũng như cán bộ thôn bản không được dùng bất cứ hình thức nào để áp đặt người dân tham gia nhóm. Cần đảm bảo nhóm sở thích được hình thành một cách tự nguyện, đúng sở thích hoặc hoạt động sản xuất ưu tiên. Như vậy các thành viên trong cùng một nhóm có cùng một mục tiêu, cùng một hoạt động sản xuất và hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi cũng như trách nhiệm.
Để duy trì hoạt động nhóm việc đầu tiên là xây dựng Ban điều hành nhóm, xác định mục đích hoạt động, thống nhất về trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia cũng như nội dung hoạt động của nhóm. Phương pháp có sự tham gia, bình đẳng và dân chủ cần được áp dụng xuyên suất trong quá trình làm việc với nhóm, đây là giai đoạn khó khăn nhất vì người dân chưa quen với việc làm việc theo nhóm. Vì vậy người làm công tác phát triển nhóm cần có phương pháp và kỹ năng thúc đẩy linh hoạt và đưa ra những câu hỏi thảo luận như:
-Làm thế nào để điều hành duy trì được nhóm? -Tiêu chuẩn người lãnh đạo nhóm là gì?
-Người lãnh đạo nhóm có những trách nhiệm gì? Sau khi thảo luận những câu hỏi này, các thành viên trong nhóm có cơ sở xác định được sự cần thiết phải có người điều hành nhóm, ai trong nhóm có thể tham gia làm lãnh đạo nhóm. Hãy đề nghị họ tự bầu ra nhóm trưởng và nhóm phó. Khi nhóm đã có nhóm trưởng, nhóm phó, mọi hoạt động tiếp cần giao cho nhóm trưởng nhóm phó điều hành càng sớm càng tết. Người làm công tác phát triển nhóm đóng vai trò của người thúc đẩy, quan sát không được gợi ý và đưa ra bất cứ một quyết định áp đặt nào.
Hãy đề nghị nhóm bắt đầu công việc của họ bằng cách để cho lãnh đạo nhóm điều hành thảo luận các chủ đề như:
-Mục đích của nhóm là gì?
-Các bạn mong đợi gì khi tham gia nhóm cùng sở thích này?
-Người tham gia hoạt động nhóm có trách nhiệm gì và có quyền lợi gì? Nên khuyên họ lựa chọn một thư ký ghi chép những ý kiến thảo luận và những thống nhất chung của nhóm. Khi nhóm thảo luận người điều h, anh và người làm công tác phát triển nhóm cần lắng nghe, có thể đặt thêm những câu hỏi phụ để làm sáng tỏ những vấn đề thảo luận hơn. Nên duy trì thảo luận từng chủ đề một. Hãy tạo cơ hói cho phụ nữ, những người nghèo tham gia thảo luận bằng các câu hỏi có liên quan.
Khi thảo luận mọi thành viên trong nhóm có sự hiểu biết rõ ràng, có sự thống nhất về mục đích, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên, đó chính là động lực của họ tham gia nhóm cũng như tin tưởng vào kết quả hoạt động tốt đẹp trong tương lai của hoạt động nhóm. Vì thế mà mức độ tham gia tăng lên ở những chủ đề thảo luận tiếp như: Chúng ta cần làm những gì để tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất mà mọi người đang quan tâm? Đây chính là thảo luận nội dung hoạt động của nhóm hay còn gọi là chương trình hành động của nhóm. Kinh nghiệm cho thấy các thành viên thảo luận rất sôi nối chủ đề này và thường đưa ra nhiều hoạt động tạo thu nhập từ lĩnh vực sản xuất đã chọn. Người phát triển nhóm nên động viên cổ vũ họ có nhiều ý tưởng hay, không được phê bình hoặc bác bỏ bất cứ ý tưởng nào của các thành viên trong nhóm. Hãy khuyên họ nhóm các hoạt động thành nhóm hoạt động cần làm trước mắt và nhóm các hoạt động có thể làm trong tương lai. Trong từng nhóm các hoạt động được xếp thứ tựưu tiên theo thời gian, theo những hoạt
động phải làm, những hoạt động nên làm, những hoạt động có thể làm,...
Bước 3. Xây dựng quy chế nhóm
Người phát triển nhóm hãy chỉ ra rằng các quy định là cần thiết nhằm hạn chế tối thiểu những mâu thuẫn, khuyến khích sự tham gia và tăng thêm hiệu lực quyết định của nhóm. Nên sử dụng những tình huống từ các cuộc họp trước để chỉ ra rằng những quy định là quan trọng và khép các thành viên vào kỷ luật. Nội dung thảo luận quy chế nên tập trung vào những chủđề sau:
-Lịch sinh hoạt nhóm (ngày, giờ, địa điểm, hình thức biểu quyết,...) -Kỷ luật đối với thành viên trong nhóm,
-Đóng góp và sử dụng quỹ của nhóm (mục đích tạo quỹ, đóng bao nhiêu, đóng như thế nào, quản lý sử dụng quỹ như thế nào cho có hiệu quả,...),
-Sổ sách theo dõi (theo dõi gì, ai ghi chép,....). Muốn cho thể chế có hiệu lực, cần phải được thảo luận kỹ từng vấn đề, có sự thống nhất cao, được ghi chép rõ ràng, ngắn gọn. Cũng nên có thống nhất những quy định này do chính chúng ta xây dựng không phải là cố định. Trong quá trình phát triển nhóm, tập thể nhóm có thể bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp và có hiệu quả hơn. Nhờ có quy định thống nhất do chính các thành viên trong nhóm thống nhất xây dựng nên
tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo nhóm điều hành, duy trì hoạt động nhóm bền vững, mọi người đều hiểu rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của họđối với nhóm.
Bước 4. Lập kê hoạch hoạt động cho nhóm
Những người phát triển nhóm cần chỉ rõ những nội dung hoạt động mà nhóm đã đưa ra từ cuộc họp trước cần xây dựng thành bản kế hoạch. Hãy giải thích cho họ rõ ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Có kế hoạch hàng năm, hàng quý và hàng tháng. Qua xây dựng kế hoạch mọi thành viên đều có điều kiện thảo luận sâu về từng hoạt động mà họ dự kiến làm như:
- Chúng ta làm việc này khi nào? Ởđâu?
-Làm việc này chúng ta cần những gì? Chúng ta đã có những gì, những gì còn thiếu? -Làm việc này bằng cách nào?
-Kết quả mong đợi từ hoạt động này là gì? -Ai là người chịu trách nhiệm?
Những thuận lợi, khó khăn và rủi ro của hoạt động này là gì? Kết quả thảo luận này nên tổng hợp thành biểu viết lên giấy to để mọi người tiện theo dõi.
Bảng lập kế hoạch phải được ghi chép rõ ràng, lưu lại ở ban quản lý nhóm, những người hỗ trợ, căn cứ vào kế hoạch dài hạn mà cuộc họp hàng quý, hàng tháng cụ thể hoá các hành động, xây dựng kế hoạch chi tiết hơn.
Lập kế hoạch còn giúp cho các nhà phát triển nhóm có kế hoạch hỗ trợ, hỗ trợ theo nhu cầu mà nhóm đã thống nhất đưa ra theo thảo luận giữa nhóm và cán bộ phát triển nhóm từ khi lập kế hoạch.
Bước 5. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá
Các nhóm sở thích, tiến hành tổ chức thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ theo kế hoạch đã được lập. Trong đó người dân là người tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá, theo định kỳ. Kết quả thực hiện, giám sát được ghi chép một cách đầy đủ vào sổ theo dõi đã được nhóm thiết kế thống nhất. Hàng năm tiến hành đánh giá hai lần (sơ kết và tổng kết) với mục đích đánh giá những kết quảđã làm được, xác định những vấn đề bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện, tìm hiểu những nhân tốảnh hưởng đến những bất cập đó và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp, kịp thời. Trong quá trình tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá, người cán bộ kỹ thuật chỉ là người đóng vai trò tư vấn và thúc đẩy quá trình thực hiện.