• Những thuận lợi
-Rừng giao cho hộ gia đình quản lý, quyền lợi của chủ rừng được luật pháp quy định và bảo hộ như: chủ rừng được hưởng thành quả lao động, thừa kế, chuyển nhượng bán
thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo quy định của pháp luật, chủ rừng được quyền khai thác các loại lâm sản phụ nhu củi, măng, rau ăn, cây thuốc,... phục vụ cho nhu cầu của người dân trên diện tích rừng được giao
Chính quyền các cấp đã có chủ trương chỉ đạo sát sao, có biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng như: Hướng dẫn, chỉ đạo các thôn thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm đối với người có hành vi vi phạm,... -Lực lượng kiểm lâm, các cơ quan đoàn thểđã có sự phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện và tuyên truyền về công tác quản lý rừng;
Chính quyền địa phương (xã, huyện) đã có quan tâm tới việc hỗ trợ cho dân quản lý rừng tốt hơn thông qua các chương trình định canh định cư, tổ chức cho vay vốn,... - Các nhóm đã có tổ quản lý bảo vệ rừng, có thể coi đây là lực lượng kiểm lâm cơ sở cấp thôn xóm;
-Rừng phát triển tốt và có nhiều cây gỗ có giá trị cao còn tương đối nhiều, đây là nguồn lợi lâu dài của chủ rừng, vì thế họ sẽ quan tâm và có biện pháp quản lý tốt; Có diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn, chưa khai thác hết tiềm năng, đây là diện tích có khả năng xây dựng và tạo lập các mô hình trang trại nông lâm nghiệp; - Người dân có ý thức và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ rừng, phát hiện, tố cáo những người có hành vi vi phạm; -Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân vốn rất chịu khó và quan tâm, phát triển kinh tế nghề rừng;
Đồng bào dân tộc H'mông, Dao đã ổn định cuộc sống, từ bỏ cuộc sống du canh du cư, vì thế việc phá rừng làm nương rẫy đã được hạn chế.
• Những khó khăn
-Rừng được giao cho từng hộ gia đình quản lý, nên họ chỉ tập trưng vào quản lý rừng nhà mình, tinh thần tự quản của cộng đồng chưa được phát huy, mối liên kết giữa các hộ trong quản lý rừng chưa chặt chẽ;
-Chưa có cơ chế khuyến khích người giữ rừng, kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng phòng hộ không được cấp tiếp, việc xin phép khai thác lợi dụng rừng còn khó khăn, rườm rà, hầu như nông dân chưa nắm được thủ tục này;
-Sự phối kết hợp giữa chính quyền, các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong công tác quản lý rừng chưa chặt chẽ, còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc triển khai các chủ trương, chính sách có liên quan đến quản lý rừng còn chậm trễ, chưa kịp thời;
-Lực lượng bảo vệ rừng còn mong, không đủ khả năng bao quát toàn xã, nên còn nhiều vi phạm chưa được xử lý;
-Diện tích rừng chưa giao, địa bàn rừng núi phức tạp nên khó bảo vệ;
-Người dân chưa tập trung, chú trọng vào đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp vì còn thiếu giống, vốn, kỹ thuật;
-Việc đốt bãi làm nương rẫy của đồng bào Dao, H'mông là nguy cơ dễ phát sinh ra cháy rừng;
-Chưa có mô hình kiểu mẫu về trang trại lâm nghiệp trên toàn địa bàn xã, để người dân có thể tham quan học tập.