Xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 86 - 90)

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý bảo vệ rừng, cũng như những khó khăn người dân gặp phải trong công tác quản lý bảo vệ rừng, thì các giải pháp cần phải phù hợp với điều kiện địa phương như:

• Giải pháp kinh tế

Cần tiếp tục cấp kinh phí cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hộ nhận khoản, nhằm tạo cơ sở cho việc gắn trách nhiệm và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệđối tượng rừng này;

-Mở xưởng chế biến lâm sản phụ (mây tre đan, hàng thủ công,...) nhằm khai thác hết tiềm năng về nguồn nguyên liệu, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho các hộ gia đình;

Triển khai các hoạt động sản xuất như nuôi ong, trồng nấm,... nhằm tận dụng những vật liệu sẵn có trong rừng, tăng thêm thu nhập với phương châm lấy ngắn nuôi dài; cho phép khai thác những cây gỗ kém giá trịđem bán, sau đó đầu tư lại cho bảo vệ phát triển rừng.

• Giải pháp kỹ thuật cho bảo vệ rừng

Tập huấn kiến thức tổ chức, triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng cho cán bộ thôn bản để nâng cao năng lực về quản lý bảo vệ rừng;

Tập huấn và tuyên truyền về phòng chống cháy rừng, nhằm nâng cao kiến thức tà ý thức của người dân trong công tác phòng cháy rừng;

Tập huấn kỹ thuật cải tạo vườn rừng để trồng cây ăn quả. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng nông lâm kết hợp và tạo lập trang trại nông lâm nghiệp.

-Phát dải, băng hoặc trồng cây thành hàng làm ranh giới phân chia các khoảnh rừng, tránh được hiện tượng xâm lấn, tranh chấp rừng của nhau.

• Giải pháp về tổ chức

-Tiếp tục giao rừng còn lại cho tập thể và từng hộ gia đình có nhu cầu, xoá bỏ tình trạng rừng không có chủ;

Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của chính quyền xã, thôn thông qua phân cấp trách nhiệm rõ ràng;

Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các bên có liên quan để quản lý rừng có hiệu quả; - Xây dựng các nhóm sở thích, thu hút sức lao động, tiền vốn để hỗ trợ nhau cùng phát triển bảo vệ rừng;

Xây dựng các chương trình lồng ghép, các dự án phát triển nông lâm nghiệp. để phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc ít người ổn định cuộc sống;

Tổ chức khai thác. lợi dụng rừng sao cho phù hợp với vốn rừng sẵn có: theo kế hoạch và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền;

Tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hội thi về quản lý bảo vệ rừng, tìm hiểu tẩm quan trọng của rừng, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại giỏi,... để củng cố, phổ biến nhân rộng những kinh nghiệm tốt, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng

Tóm lại, để bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng ở Văn Lăng cần phải có nhiều giải pháp; các giải pháp đó có mối quan hệ và tác động qua lại khăng khít nhau. Vì vậy các giải pháp phải được thực hiện đồng thời và linh hoạt. Mối quan hệ giữa các hệ thống giải pháp cụ thể được mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơđồ 4.2. Mi quan h gia các h thng gii pháp trong qun lý bo v rng đã giao

Qua sơ đồ này ta thấy rằng, việc áp dụng các giải pháp một cách đồng thời sẽ củng cố được mối quan hệ hỗ trợ giữa các hệ thống giải pháp với nhau.

Đối với mỗi giải pháp về kinh tế, kỹ thuật được áp dụng chúng sẽ quyết định việc áp dụng những giải pháp về tổ chức ở những hình thức khác nhau. ngược lại việc áp dụng các giải pháp về tổ chức phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của các giải pháp về kinh tế kỹ thuật.

Các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức trong quản lý bảo vệ rừng sẽ có tác động tới một đối tượng nào đó là rừng đã giao cho hộ gia đình, với mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng của tài nguyên rừng. Dưới những tác động của hệ thống các giải pháp rừng sẽ được quản lý tốt hơn, phát triển tốt hơn, đồng thời nó có những kết quả phản hồi trở lại để ta có thểđiều chỉnh, bổ sung, lựa chọn việc áp dụng.

• Giải pháp phôi kết hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng

Hiện tại mối quan hệ phối kết hợp giữa các tổ chức còn lỏng lẻo và không thường xuyên. Để củng cố mối quan hệ giữa các thành phần liên quan hiệu quả của công tác quản lý rừng, thì cần phải xây dựng được những mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa các thành phần. Trên cơ sở kết hợp kết quảđiều tra chúng tôi đã xây dựng được sơ đồ mô tả sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan tới quản lý bảo vệ rừng. Những mối quan hệ trên đây là những mối quan hệ cơ bản cần có giữa các thành phần. Nó không phải là mối quan hệ cứng nhắc, không thể thay đổi, mà có thể được điều chỉnh, bổ sung và áp dụng một cách linh hoạt theo chiều hướng khác nhau, sao cho có hiệu quả và đạt được cái đích cuối cùng là phát triển tài nguyên rừng.

Sơđồ 4.3. Phi kết hợp giữa các thành phn liên quan ti công tác QLBVR

Giải pháp xây dựng quy ước bảo vệ rừng

Dưới sự giúp đỡ của kiểm lâm địa bàn, công an xã, tất cả các xóm đã xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng cho thôn đó là cơ sở pháp lý cộng đồng để người dân gắn trách nhiệm cùng nhau. Dưới đây là một số ví dụ về quy ước quản lí bảo vệ rừng:

BẢN QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ RÙNG - XÓM TÂN THÀNH

1 . Ban xóm, tổ quản lý bảo vệ rừng có trách nhiệm, nghĩa vụ tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn nhân dân trong việc bảo vệ rừng.

2. Không khai thác rừng bừa bãi.

-Nếu lấy một vài cây củi, măng trên diện tích rừng của người khác mà không xin phép dẫn đến xích mích thì tổ quản lý và bảo vệ rừng và ban xóm có trách nhiệm hoà giải, nếu tái phạm nhiều lần thì đưa ra cảnh cáo và buộc phải đền bù cho người bị hại.

-Nếu chặt phá rừng với diện tích lớn, chặt những cây có giá trịđáng kểđã có thoả thuận với chủ rừng thì xóm sẽ đưa lên xã giải quyết.

3. Cấm không được đất lửa trong rừng, không được đốt bãi.

-Nếu để xảy ra cháy rừng thì người gây ra phải bồi thường cho chủ rừng bị cháy và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

-Nếu xảy ra cháy rừng thì mọi người phải cùng nhau đến dập.

4. Khen thưởng người phát hiện và báo cho tổ quản lý bảo vệ rừng những vụ vi phạm. Đưa lên xã xử lý những người bao che cho tội phạm.

- Toàn xóm đã thông qua và thống nhất thực hiện, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)