Động lực thúc đẩy sự tham gia

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 40 - 41)

Sự tham gia tự nguyện tích cực của cộng đồng là nhân tố chủ yếu trong thành công của bất kỳ dự ánlchương trình LNXH nào. Động lực thúc đẩy có hai loại: những động lực kết hợp với thị trường và những động lực liên kết với những nhân tố phi thị trường, ví dụ trợ cấp, văn hóa, xã hội. Một ví dụ rõ ràng về động lực thị trường là giá thị trường của củi đã kích thích đầu tư trồng cây nhưđã diễn ra ở Hanh, ấn Độ và các nơi khác. Tóm lại bịđói và lạnh đã thúc đẩy bố mẹ thu hái củi để sưởi ấm và nấu ăn là thí dụ thuộc động lực phi thị trường.

Khi không biết điều gì thúc đẩy cộng đồng nông thôn hoạt động thì những biện pháp dù có hiệu lực khêu gợi sự tham gia của nhân dân trong hoạt động chương trình cũng sẽ trở nên may rủi. Liệu có phải những động lực nào cũng thích hợp với cộng đồng mà dự án đang có quan hệ (ở một số xã hội, tín dụng được cấp sẽ không có hiệu quả, như là một động lực cho hành động bởi lẽ nhân dân có ác cảm với nợ do nguyên nhân văn hoá) (Hyman, 1983).

Sự khác nhau về văn hóa đang tồn tại ở các cộng đồng đã ảnh hưởng đến các hệ thống động lực thúc đẩy và hiệu quả của các cơ chế động lực khác nhau. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nhiều cộng đồng đã phản ứng tương tự đối với các tác nhân kích thích và động lực nào đó. Người lập dự án cần xác định và ghi nhớ các hệ thống động lực khác nhau.

Cần nhận thức thật đúng động lực thúc đẩy đối với nông thôn. Cơ bản nông dân xem xét lợi nhuận ròng nhận thấy được (nghĩa là sự chênh lệch giữa chi phí và lợi nhuận thấy được) và sự an toàn tương đối hay rủi ro liên quan đến việc trồng cây. Họ xem xét trồng cây trong hoàn cảnh hệ thống canh tác của họ. Do vậy họ so sánh lợi nhuận ròng chờ đợi với lợi ích mà họ có thể thu được từ sự sử dụng đất, các nguồn lực và thời gian trong hệ thống canh tác. Họ cũng so sánh sự rủi ro được cảm nhận trong trồng cây với sự an toàn hoặc những rủi ro liên kết với sử dụng đất, các nguồn lực khác và thời gian cho các lợi ích khác.

Những can thiệp từ bên ngoài có thể là bắt buộc khi hệ thống động lực cộng đồng địa phương không có hiệu quả trong hoạt động mong muốn về mặt xã hội là phổ biến. Trong cả hai hoàn cảnh thị trường và phi thị trường, các Chính phủ cung cấp trợ giá và những ủng hộ khác để thúc đẩy những hành động mong muốn về mặt xã hội. Mục đích của tất cả các chương trình như thế là ảnh hưởng đến hệ thống động lực địa phương dẫn tới sự phát

triển bền vững và cải thiện phúc lợi.

-Động lực thị trường: Hiển nhiên, thu nhập giành được là một động lực mạnh mẽ gợi ra sự tham gia của cộng đồng rộng rãi trong LNXH. Các chương trình LNXH có những sản phẩm có thể tiêu thụ được sẽ tạo nhiều cơ may thị trường. Sự khuyến khích các hoạt động LNXH gián tiếp liên hệ với cơ sở hạ tầng và động lực thị trường,... Cải thiện tình trạng giao thông do nhà nước hoặc các nhà có trách nhiệm của dự án và làm giảm chi phí, đồng thời tăng thêm tiền lãi ròng tiềm tàng có thể là động lực thích hợp đối với sự liên hệ của địa phương trong hoạt động dựa trên thị trường. Động lực thị trường hay thúc

đẩy bằng lợi nhuận có thể là lực cực kỳ mạnh mẽ và là điều mà các nhà lập kế hoạch của dự án cần phải nghiên cứu.

-Động lực phi thị trường: Nhiều dự án LNXH có ít hoạt động với định hướng thị trường, đã là những dự án buổi đầu mà mục đích giúp nông dân sản xuất cho chính họ. Trong những trường hợp như vậy, động lực phi thị trường rất có ý nghĩa. Những nhà lập .kế hoạch xử lý các yếu tố tôn giáo, xã hội và văn hoá khác nhau trong quá trình xây dựng hệ thống động lực thích hợp để có sự tham gia rộng rãi. Trợ giá của nhà nước sẽ được sử dụng. Đưa các nhân tố là giảm rủi ro hoặc cái không chắc chắn có thể là cần thiết, khiến cho người nông dân địa phương chấp nhận những hệ thống nông lâm kết hợp khác nhau. Những nhà lãnh đạo địa phương tham gia trồng cây cũng là một động lực. Ngày càng có nhiều tài liệu về cơ chế động lực phi thị trường (cấp cây con không mất tiền, trợ cấp lương thực, cố vấn kỹ thuật...). Những cơ chế như thế rõ ràng cần được sử dụng với sự thận trọng đúng mức. Nếu không, có thể thật sự gây tổn hại cho chương trình. Ví dụ khi cấp cây con không mất tiền hoặc các cách trợ vốn khác được sử dụng ở nơi này thì ở làng bên cạnh trước đây đã trồng một ít cây, nay có thể hoàn toàn bỏ rơi việc trồng cây trừ phi họ cũng nhận được trợ cấp (Gregensen,1988). Cuối cùng các cơ chế động lực có thể bị ràng buộc với các phương sách thực hiện đúng đắn. Hoskin (1979) kể một ví dụ từ Senegal, nơi mà các nông dân ban đầu nhận được tiền trồng cây Acacia albisa; kinh nghiệm cho thấy, khoảng 70% số cây bị chết. Do vậy chương trình bắt đầu trả cho mỗi cây sống sau khi trồng từ sáu tháng đến

một năm. Việc trả công được tiếp tục trong hai năm sau cũng căn cứ vào số cây sống với cách đó, số cây chết không còn nữa.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)