4.5.1. Khái niệm, nguyên tắc và phạm vi áp dụng PTD
• Khái niệm
Phát triển công nghệ có sự tham gia hay còn gọi là phát triển công nghệ cùng với người nông dân (Participatory Technology Development - PTD) chính là sự kết hợp kiến thức và năng lực nghiên cứu của những cộng đồng địa phương và các tổ chức phát triển trong quá trình học hỏi lẫn nhau. Mục đích cuối cùng là tăng cường kinh nghiệm và khả năng quản lý kỹ thuật của cộng đồng và người dân địa phương bằng chính nội lực của họ. trong đó hoạt động của người dân giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình. Tuy nhiên, tiếp cận PTD đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn sự nhiệt thành từ phía những người bên ngoài, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Phát triển công nghệ có sự tham gia là cách tiếp cận lôi cuốn nông dân vào việc phát triển các kỹ thuật NLN phù hợp với điều kiện cụ thể của họ.
• Nguyên tắc
-PTD phải là một chuỗi hoạt động liên tục;
- Nông dân (nam và nữ) phải là những người đưa ra ý tưởng thử nghiệm và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những việc cần làm trong thử nghiệm;
-Các hoạt động thử nghiệm phải được người dân thực hiện trên đất, rừng của họ (sở hữu cá nhân hoặc cộng đồng) và chịu sự giám sát theo dõi của họ, họ đảm nhận chức năng đó một cách tự nguyện và không bị áp đặt bởi người ngoài;
-Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải hiểu rõ nhu cầu, hoàn cánh của người dân địa phương và tham gia tích cực, có trách nhiệm vào tiến trình thử nghiệm, phải đóng vai trò là người hỗ trợ, thúc đẩy nông dân và các tổ chức của họ trong việc nâng cao nhận thức và kỹ năng trong PTD, khuyến khích họ tiếp lục tiến trình thử nghiệm. mở rộng và phổ biến kết quả thử nghiệm cho những người khác;
-Thiết kế và thực thi thử nghiệm phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện cần thiết để áp dụng, cần bảo đảm cơ hội tham gia cho mọi người dân;
-Cung cấp thông tin kịp thời nhằm giúp người dân nắm bắt những thông tin mới về vấn đề họ quan tâm;
-Hướng dẫn, tổ chức nông dân đánh giá và mở rộng kết quả thử nghiệm đến những nông dân khác.
• Phạt vi tác động của PTD
Có thể sử dụng hình tượng "quả trứng" để làm hình ảnh ẩn dụ giải thích giới hạn của hoạt động PTD ở sơ đồ sau:
Sơđồ 4.4. Sơđồ về phạm vi tác động của PTD
Bên ngoài vỏ trứng là những vấn đề cần có các quyết định hành chính từ cấp huyện trở lên. Lòng đỏ quả trứng (vòng tròn nhỏ) là những vấn đề mà bản thân hộ gia đình có thể quyết định được mà không cần phải hỏi ý kiến ai khác. PTD sẽ tập trung vào những vấn đề trong khuôn khổ này. Lòng trắng trứng thể hiện cho những vấn đề mà cá nhân và hộ gia đình phải thảo luận với những hộ khác trong khu vực, để cùng có quyết định khi làm một việc gì đó. Nói cách khác, lòng trắng trứng là phạm vi mà cộng đồng thôn có thể bàn bạc vấn đề với các thôn bên, các xã bên để thống nhất về vấn đề gì đó. Nếu họ tự mình thực hiện được những ý tưởng của mình thì những ý tưởng đó vẫn có thể coi là nằm trong phạm vi quả trứng, PTD cũng thực hiện được trong phạm vi này.
Vỏ trứng là một cấu trúc rất cứng nó bao bọc, bảo vệ lòng trắng và lòng đỏ. Vỏ trứng là biểu hiện của khung luật pháp hay hành chính cho phép người dân quyết định và thực hiện những điều trong phạm vi nào đó. PTD không bàn lới những vấn đề vượt khỏi phạm vi quyết định của thôn.