Trong lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp coi như là khoa học ứng dụng liên quan với những hiện tượng tự nhiên. Do đó, những vấn đề về công nghệ có ý nghĩa cụ thể là công nghệ khai thác rừng vừa lấy đi những cây rừng thành thục lại vừa tạo thuận lợi cho việc xuất hiện một lớp cây tái sinh để có thể lợi dụng rừng một cách liên tục. Công nghệ trồng rừng bao gồm chọn loài cây thích hợp với lập địa, làm đất, kỹ thuật và thời vụ trồng cây, chăm sóc,... Ởđây hầu như chỉ có những nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp thực hiện.
Trong khi đó, LNXH là một khoa học và nghệ thuật liên quan với hoạt động nhằm tới mục tiêu xã hội, do đó đương nhiên phải quan tâm đến những loài cây đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, như thực phẩm, thức ăn gia súc, củi,... đến tổ chức xã hội để thiết lập duy trì, bảo vệ, chế biến và phân phối sản phẩm và dịch vụ cung cấp từ rừng và cây, đến những mâu thuẫn có tính chất thời vụảnh hưởng đến sự tham gia của nhân dân trong hoạt động trồng cây, đến những kỹ năng cần thiết cho sự thích ứng hay sự lựa chọn công nghệ lâm nghiệp thành công,... (Burch, 1992). Rao (1991) cũng chỉ ra một nguyên tắc lớn trong LNXH là phải thay đổi dần dần cách sử dụng đất đai và quản lý đất đai theo hướng đa canh. Con đường giải quyết kỹ thuật của LNXH là con đường "liên ngành" của nhiều nhà khoa học chứ không chỉ riêng thuần tuý chuyên lâm nghiệp. Do vậy hoàn toàn khác với
LNTT, LNXH không chỉ do các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp tiến hành mà còn được thực hiện với sự hợp tác của những nhà nông học, chăn nuôi, các nhà khoa học xã hội và nhân văn (xã hội học, kinh tế học, nhân chủng học, sinh thái nhân văn, chính trị học,...). Nói cách khác, có thể tiếp cận LNXH từ góc độ lâm nghiệp, nông nghiệp cũng như là xã hội nhân văn. Nhân tố nổi bật là nhân dân địa phương mà với sự tham gia của họđã làm cho lâm nghiệp vốn có tính chất xã hội đã trở thành lâm nghiệp xã hội, một nền lâm nghiệp do nhân dân địa phương (cộng đồng và nông hộ) và vì nhân dân địa phương (cộng đồng, nông hộ).
Có thể, phân biệt một cách khái quát hai thành phần tham gia các hoạt động LNXH, theo Davis - Ca se (1990) "Người trong cuộc" như là những người cùng được xác định và nằm trong cộng đồng vừa hoặc có mối quan hệ phụ thuộc vào cộng đồng, "Người ngoài cuộc" như là những người có thể tham gia vào một cộng đồng trong một thời gian, nhưng không được cùng xác định với cộng đồng hoặc được cộng đồng xác định là thành viên của họ.
Chambers (1983) cho rằng, "Người ngoài cuộc" là những người có liên quan đến quá trình phát triển nông thôn, nhưng bản thân không sống ở nông thôn và không nghèo, hiểu biết có phần hạn chế về tình trạng nghèo khổở nông thôn. Nhiều người là quan chức, cán bộ nghiên cứu thực địa của các cơ quan Chính phủ, các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, nhân viên các tổ chức cứu trợ, nhà kinh doanh, bác sĩ, kỹ sư, nhà báo, luật gia, nhà chính trị, thầy giáo, cán bộ các trường đại học, nhân viên của các tổ chức tự nguyện và các nhà chuyên môn khác.
Trong LNXH các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp là người ngoài có và trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên theo Laurent Umans (1966), sự phân biệt rạch ròi : " Người trong
cuộc", và "Người ngoài cuộc" đôi lúc có thể cản trở cho việc tìm hiểu sâu sắc hơn các cộng đồng và quá trình phát triển của các hoạt động LNXH và phát triển nông thôn (PTNN).
Sự thật, không thể xem "Người trong cuộc" và "Người ngoài cuộc" như là những nhóm đồng nhất. "Người ngoài cuộc" có thể là tập hợp những cơ quan, tổ chức và cá
nhân có động cơ và kỳ vọng khác nhau đối với cộng đồng và đối với các hoạt động LNXH và PTNT. "Người trong cuộc" cũng có thể bao gồm những cá nhân và nhóm có quyền lợi khác nhau và do đó có những thái độ khác nhau đối với các loại tài nguyên và các tác động khác nhau của các hoạt động LNXH và phát triển nông thôn.
3.2.2. Vai trò của "Người ngoài cuộc" và "Người trong cuộc" trong hoạt động LNXH
Trong thực tiễn hoạt động LNXH, người ta nhận thấy ba tình huống (Davis - Ca se, 1990) (Sơ đồ 3.1, Sơ đồ 3.2 và Sơ đồ 3.3).
Một là, khi Người ngoài cuộc đóng vai trò quyết định hoàn toàn, như trong các hoạt động LNTT. Họ nhận ra vấn đề, xác định các giải pháp. Họ thiết kế dự án, đề ra mục tiêu cung cấp các đầu vào cần thiết cho hoạt động, rồi quản lý, kiểm tra và đánh giá để xem dự án có đạt yêu cầu mong muốn hay không. Trong hoàn cảnh đó kết quả đưa lại là đáng thất vọng do sự hưởng ứng của cộng đồng theo thời gian mà lắng xuống, rất ít cộng đồng tiếp tục các hoạt động LNXH, sau khi Người ngoài cuộc rút lui và rõ ràng là tính bền vững là không thểđạt được.
Sơđồ 3.1. Cách tiếp cận cổđiển (nhấn mạnh kỹ thuật)
(Nguồn: Gilmour D.A. và R.J.Fisher. 1991)
Hai là, khi Người ngoài cuộc còn đề ra phần lớn các quyết định nhưng họđã bắt đầu
đưa Người trong cuộc vào hoạt động. Nhìn chung vai trò của Người ngoài cuộc vẫn là quyết định, nhưng Người trong cuộc đã giúp Người ngoài cuộc xác định những nhu cầu của cộng đồng, thấy được nguyện vọng và động lực của cộng đồng. Kết quả là
Người ngoài cuộc đã nhận thức Người trong cuộc có hiểu biết đáng kể, còn Người trong cuộc có thể xác định được tại sao các hoạt động tiến hành được hay không?
Sơđồ3.2. Cách tiếp cận cổđiển có điều chỉnh (Nhấn mạnh đến kỹ thuật và các phản hồi kinh tế-xã hội)
(Nguồn: Gilmour D.A. và R.J.Fisher, 1991) Ba là, khi Người trong cuộc có sự hỗ trợ của Người ngoài cuộc chủ động đề ra các quyết định. Người trong cuộc xác định các vấn đề của họ và các giải pháp, đưa ra mục tiêu và hoạt động, giám sát và đánh giá. Người ngoài cuộc tích cực hô trợ, khuyến
Sơđồ 3.3. Tiếp cận có tham gia (thôn làng là trung tâm với đầu vào kỹ thuật)
(Nguồn: Gilmour D.A. và R.J.Fisher, 1991) Tình huống thứ nhất là cách làm việc từ trên xuống, có thể đặc trưng bằng câu hỏi "chúng ta/Người ngoài cuộc có thể làm
gì để cải thiện rừng". Tình huống thứ ba biểu thị cách làm việc từ dưới lên với câu hỏi
"Người ngoài cuộc có thể hỗ trợ Người trong cuộc quản lý rừng họđang sử dụng tết hơn như thế nào". Theo đó, trong LNXH rõ ràng cộng đồng nông thôn/nông hộ là nguồn lực, các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp/chuyên gia là người hỗ trợ và thúc đẩy phát triển (Ohlsson, 1985). Nói cách khác người trong là chủ thể, người ngoài là xúc tác.