Kết quả xây dựng mô hình nông lâm kếthợp có sự tham gia

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 76 - 80)

Điều tra chọn hộ

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất và nguyện vọng của các thành viên trong nhóm sở thích nông lâm kết họp là muốn xây dựng mô hình nông lâm kết hợp điển hình để các thành viên trong nhóm học hỏi, chia sẻ. Chúng tôi tiến hành họp nhóm tìm hiểu hoạt động của nhóm từ khi thành lập cho đến nay. Căn cứ vào tiềm năng đất đai, nhân lực nguồn vốn người thúc đẩy gợi mở cho nhóm tự chọn hộ tham gia xây dựng mô hình điểm. Quá trình tổ chức họp nhóm và kết quả chọn hộ được nghi thành biên bản cụ thể. Chúng tôi đã cùng nhóm sở thích xác định mục tiêu, yêu cầu của việc chọn hộ xây dựng mô hình nông lâm kết hợp như sau:

-Mục tiêu: Xây dựng được mô hình nông lâm kết hợp điển hình nhằm tăng thu nhập cho gia đình, tiến tới nhân rộng trên địa bàn thôn, xã.

-Yêu cầu: Có tiềm năng đất đai, nhân lực, có nguyện vọng. Dựa trên mục tiêu và yêu câu đó các thành viên trong nhóm thảo luận một cách sôi nổi, thẳng thắn và 100% thành viên trong nhóm thống nhất, đồng ý chọn hộ Lăng

Văn Dim để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. Lý do hộ này được chọn là vì có những điều kiện thuận lợi sau:

-Diện tích thử nghiệm gần nhà; -Đất đai màu mỡ, nhiều mùn; -Đủ nhân lực ;

-Giao thông thuận tiện;

-Có nguyện vọng muốn làm từ lâu. Bên cạnh những thuận lợi đó hộ còn có những khó khăn khi bước vào xây dựng

mô hình như: Thiếu vốn đầu tư;

-Thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật (kỹ thuật xây dựng mô hình. kỹ thuật trồng cây chăm sóc, thu hái, bảo quản..);

-Không có nguồn giống, dịch vụ phân bón tại chỗ. Qua việc chọn hộ các thành viên đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, thân ái, hoà

đồng, hăng hái phát biểu ý kiến trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau cùng tham gia xây dựng nhóm ngày càng phát triển.

a) Những thông tin cơ bản về hộ

Trên cơ sở nhóm đã chọn ra hộ Lăng Văn Dim làm mô hình, để giúp cho việc lập kế hoạch dễ dàng chúng tôi đã đến tham quan tình hình thực tế diện tích thử nghiệm, tiến hành đo đạc, phỏng vấn và thu thập một số thông tin cơ bản, kết quả như sau: -Tên chủ hộ: Lăng Văn Dim

-Dân tộc: Núng Số nhân khẩu: 7 khẩu -Số lao động chính: 4 người

-Diện tích xây dựng mô hình: 0,5 ha

-Độ dốc: < 30o Hiện trạng thực bì: rừng tự nhiên tái sinh (chủ yếu là tre, giang, nứa) b) Lựa chọn cây trồng

-Đưa cây trám, mỡ có giá trị kinh tế cao vào trồng mô hình

Trồng băng cốt khí để giữ nước, cải tạo đất, làm băng phân xanh

Trồng cây ăn quả (vải, xoài) và một số cây lương thực (khoai lang, sắn) vào mô hình. c) Lập kế hoạch

-Mục tiêu: Có được mô hình nông lâm kết hợp điển hình ở khu vực, cho thu

nhập cao và ổn định từ mô hình. Chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng của cây (chiều cao, sâu bệnh).

• Cơ sở thiết kế mô hình

Sau khi bàn bạc chủ hộđã nhất trí cơ cấu cây trồng cho mô hình như sau: - Phần trên đỉnh là rừng tự nhiên giữ nguyên hiện trạng nhằm giữ nước, chống xói mòn đất.

-Băng 1 và băng 2: Diện tích 0,25 ha, ở khu vực sườn đồi, độ dốc tương đối lớn (300) ở khu vực này thường bị xói mòn rửa trôi nhanh, độ dày tầng đất canh tác mỏng bố trí trồng cây lâm nghiệp như trám và mỡ, mật độ trồng 1600 câyfha, khoảng cách trồng là 2,5 x 2,5 m, kích thước hố là 30 x 30 x 30 em, hình thức trồng theo băng song song với đường đồng mức.

-Băng 3 và băng 4: Diện tích 0,25 ha, khu vực gần chân đồi độ dốc 250, tầng đất canh tác còn tốt, nhiều mùn được bố trí cây ăn quả là vải và xoài, mật độ trồng khoảng 400 cây!ha, khoảng cách trồng là 5 x 5 m, kích thước hố là 50 >< 50 x 50 em

Trên toàn bộ diện tích thử nghiệm gieo 3 hàng cất khí song song theo đường đồng mức, băng cất khí được thiết kế rộng 0,5 m, mỗi băng gieo 2 hàng cách nhau 0,3 m, gieo dày để có tác dụng chống xói mòn cải tạo đất

Trên băng chính kết hợp trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, khoai tầu xen cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

• Lập kê hoạch có sự tham gia

Dựa trên những thông tin cơ bản đã điều tra tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động của mô hình. Sau khi cán bộ kỹ thuật giải thích, hướng dẫn cách làm chủ hộ đã tự lập

được kế hoạch xây dựng mô hình được thể hiện trong bảng sau:

Bng 4.7. Kế hoch xây dng mô hình NLKH ca h Lăng Văn Dim

Qua điều tra tình hình giá cả, công lao động, cây giống, phân bón, thuốc sâu trên địa bàn thôn, xã cũng như trên thị trường chúng tôi và chủ hộđã tính toán và dự trù kinh phí cho từng hoạt động nhưở bảng sau:

Bng 4. 7. D trù kinh phí thc hin mô hình

-Vốn đầu tư cho mô hình là 2.485.000, đây là một số tiền đáng kể đối với người dân nông thôn miền núi. Do vậy phần lớn vốn đầu tư cho mô hình là do Khoa Lâm nghiệp hỗ trợ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển mô hình.

d) Báo cáo kết quả lập kế hoạch Trong buổi họp nhóm chủ hộ Lăng Văn Dim đã trình bày trước nhóm bản kế hoạch mà mình đã lập ra và mong các thành viên trong nhóm góp ý kiến cụ thể cho từng hoạt động, để giúp cho việc xây dựng mô hình được hoàn chỉnh và hợp lý hơn. Kết quả buổi họp báo cáo kế hoạch xây dựng mô hình được góp ý hoàn thiện. Qua buổi họp đã giúp các thành viên trong nhóm hiểu và nắm bắt được phương pháp lập kế hoạch khi tiến hành xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. Đó là một trong những yêu cầu mà chúng tôi mong muốn mang đến cho người dân. e) Tổ chức thực hiện và nghiệm thu kết quả

-Trên cơ sở kế hoạch đã lập ra tiến hành tổ chức thực hiện xây dựng mô hình theo trình tự thời gian sau:

+ Tháng 3 hộđã nhanh chóng phát dọn thực bì và đốt sạch sẽ toàn bộ diện tích thử nghiệm. + Đầu tháng 4 dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật tiến hành làm băng gieo cất khí trên

toàn bộ diện tích thử nghiệm, bố trí dọc theo đường đồng mức với chiều rộng 0 5 m, mỗi băng cách nhau 7 m, một băng gieo thành 2 hàng cách nhau 0,3 m.

+ Từ 6 - 15/4 cuốc hố trồng cây lâm nghiệp, theo đúng cự ly kích thước.

+ Từ 20 - 25/4 mang cây giống đến giao tận nơi cho chủ hộ với số lượng cây là: 450 cây

mỡ và 130 cây trám con mang đến đảm bảo về chất lượng và số lượng. Trước khi trồng tiến hành kiểm tra thực tế việc đào hố, tiến hành trồng khi điều kiện thời tiết thuận lợi Trong khoảng thời gian này hộđã kết hợp trồng khoai tầu và sắn vào mô hình.

+ Tháng 6 tiến hành chăm sóc phát sạch mầm tre, giang, nứa, xới đất xung quanh và vun gốc kiểm tra, đánh giá tỉ lệ cây sống, cây chết, tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại của cây lâm nghiệp và băng cất khí.

Kết quả nghiệm thu, đánh giá xây dựng mô hình nông lâm kết hợp được trình bày ở bảng sau:

Bng 4.9. Kết qu nghim thu, đánh giá xây dng mô hình nông lâm kết hp

Từ kết quả được trình bày ở bảng trên, dùng sai số tương đối để đánh giá tỷ lệ % của cây sống và chất lượng cây theo công thức sau:

Trong đó, m, là tỉ lệ cây sống; m2 là tổng số cây trồng. Kết quả tính toán chỉ ra rằng, tỷ lệ cây sống đối với trám là S% : 87%; đối với mỡ là S% = 76%. Qua kiểm tra đánh giá thực tế phần lớn cây mỡ và trám sinh trưởng tết, tỷ lệ sống khá cao chiếm 86% trám và 87% mỡ.

Một số cây trám và mỡ bị chết do sâu bệnh tuy không đáng kể nhưng ngay sau đó chúng tôi đã có giải pháp khắc phục bằng cách tiến hành trồng dặm ngay để đảm bảo chất lượng cho mô hình.

Đối với cây cất khí sinh trưởng khá nhanh, qua kiểm tra sau 2,5 tháng kể từ khi gieo cây đã đạt chiều cao từ 40 - 50 cái.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)