Mức độ mà các chương trình LNXH được thể chế hoá có tầm quan trọng đến sự thành công hay thất bại của chương trình. Nhân tố chủ yếu quyết định đến sự hưởng ứng của cộng đồng đối với sự đổi mới kỹ thuật trong LNXH, là sự cam kết và đáp lại của nhà nước thông qua pháp chế, chuyển giao kỹ thuật và nâng đỡ về tài chính. Điều đó có thể có hiệu quả trực tiếp đến năng lực, trình độ nhận thức, lợi ích và định chếở địa phương và do đó đến sự tham gia của cộng đồng.
Chính sách của Chính phủđúng đắn về sự phát triển nông thôn, nhất là nông dân nghèo, là một điều cơ bản bảo đảm cho sự thành công của các chương trình LNXH, song song với việc cộng đồng nhận rõ lợi ích do LNXH mang lại và tự nguyện tham gia tích cực thực hiện chương trình.
Luật pháp là một công cụ thực hiện chính sách, nhưng có lúc luật pháp có phần bất cập không thích hợp với mục tiêu trước mắt. Các điều luật về phát triển nông thôn (sử dụng đất, trồng trọt, chăn nuôi) đều có liên quan mật thiết với luật bảo vệ và phát triển rừng. Điều quan trọng là phải sửa đổi, bổ sung lâm luật sao cho thống nhất với các luật khác về phát triển kinh tế nông thôn. Lâm luật đặc biệt quan tâm đến vấn đề đưa lại lợi ích cụ thể cho các cộng đồng địa phương từ các hoạt động lâm nghiệp (ví dụ, vấn đề thừa nhận các quyền gia dụng của dân với sự đảm bảo yêu cầu sinh thái cán thiết, quyền quản lý rừng ở các địa phương,...
Một nguyên tắc nhưđã biết trong phát triển là nhân dân phải tham gia tích cực vào dự án sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho họ, tuy vậy trách nhiệm của Chính phủ là giúp đỡ, làm mạnh thêm các nỗ lực của cộng đồng trong quản lý hữu hiệu các hỗ trợ (trả công trồng, tư vấn trong trồng cây đa mục đích, cung cấp hạt giống, cây con...) hoặc cung cấp phương tiện và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường làng, công trình thủy lợi, trường học, bệnh xá, chợ,...)
Cần nhấn mạnh, bốn yêu cầu - nguồn lực, kiến thức, động lực thúc đẩy và thể chế tác động tương hỗ và không thể xử lý riêng biệt đối với mỗi một dự án cụ thể.