• Những điểm cần lưu ý trong đào tạo và chuyển giao kiên thức cho nông dân
Trên mảnh đất của mình, người nông dân vừa là người quản lý và cũng là người sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi...). Là người quản lý, người nông dân phải thực hiện chức năng ra quyết định hoặc lựa chọn các phương án khác nhau, nghĩa là người nông dân cần phải có kiến thức quản lý, biết tính toán hiệu quả, tổ chức sản xuất... Là người trồng trọt, người nông dân thực hiện các công việc đồng áng, chăn nuôi súc vật để tạo ra của cải vật chất cho chính mình nên người nông dân cần có các kỹ năng bằng tay, cơ bắp, bằng mắt..., nghĩa là biết, hiểu và sử dụng thuần thục các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
Bản thân mỗi người nông dân đều có kiến thức và kỹ năng thực hành vốn có, nhưng kiến thức và kỹ năng đó không đủ đáp ứng đòi hỏi của kỹ thuật ngày càng cao để tạo ra những sản phẩm của vật nuôi cây trồng ngày càng nhiều, có chất lượng cao. Do vậy người nông dân cần phải được học hỏi và đào tạo.
Quá trình học hỏi và đào tạo được thực hiện bằng 2 con đường. Thứ nhất, học hỏi bằng quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa những người dân sống trong cộng đồng và thứ hai, học tập, đào tạo kiến thức và kỹ năng mới với những người bên ngoài cộng đồng. Do vậy, việc đào tạo, chuyển giao kiến thức cho nông dân cần chú ý mấy điểm sau đây:
-Kiến thức và kỹ năng vốn có của mỗi nông dân và của cộng đồng.
-Kiến thức và kỹ năng mới mà nông dân và cộng đồng cần học hỏi và được đào tạo từ bên ngoài.
-Các kiến thức và kỹ năng phải đáp ứng nhu cầu học hỏi về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và quản lý.
-Con đường học hỏi và đào tạo của người nông dân bằng cả 2: trong cộng đồng và ngoài cộng đồng.
đến khả năng tiếp nhận của chính họ.
Vì vậy quá trình đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân bao gồm các bước sau:
Xác định rõ nhu cầu kiến thức và kỹ năng của nông dân và cộng đồng của họ. Xác định rõ mục tiêu học hỏi dựa vào nhu cầu trên.
-Lựa chọn các phương pháp đào tạo và chuyển giao thích hợp. -Phát triển tài liệu đào tạo và chuyển giao thích hợp.
-Tiến hành đào tạo và chuyển giao.
-Giám sát và đánh giá kết quảđào tạo và chuyển giao. -Hoàn thiện và cải tiến quá trình đào tạo và chuyển giao.
• Xác định nhu cầu đào tạo ra chuyển giao kiến thức cho nông dân
Nội dung đào tạo và chuyển giao kiến thức căn cứ vào kết quảđánh giá nhu cầu đào tạo thể hiện trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên loại kiến thức kỹ năng
nào mà nông dân cần được đào tạo và chuyển giao phụ thuộc vào từng cộng đồng, từng nhóm nông dân trong cộng đồng và thời điểm khác nhau. Vì vậy việc đánh giá nhu cầu đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân là hết sức cần thiết cho mỗi chương trình đào tạo khuyến nông khuyến lâm, hoặc cụ thể hơn cho mỗi khoá đào tạo và chuyển giao kiến thức .
Kết quảđánh giá nhu cầu đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân được mô tả trong lĩnh vực như Bảng 3.3.
Đối tượng đào tạo được xác định căn cứ vào các nhóm nông dân trong cộng đồng như: phân theo ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp..., nhóm có cùng sở thích, nhóm có cùng mặt bằng về kiến thức và kinh nghiệm. Mỗi đối tượng đào tạo xác định rõ nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về phẩm chất.
Bảng 3.3. Ví dụ về khung đánh giá nhu cầu đào tạo khuyến nông khuyến lâm
• Áp dụng phương pháp PRA trong đánh giá nhu cầu đào tạo
-Sử dụng kết quả PRA để xác định nhu cầu đào tạo Khi thực hiện các công cụ PRA, nông dân luôn nêu lên các khó khăn mà họ gặp phải, đồng thời cũng đề ra những giải pháp khắc phục. Trong các khó khán và giải pháp đó có những khó khăn về kiến thức và kinh nghiệm sản xuất và những nhu cầu
cho nông dân. Tuy nhiên, những nhu cầu đào tạo của nông dân thể hiện trong kết quả PRA chưa cụ thể và chi tiết cho từng đối tượng nông dân. Mặc dù vậy cán bộ khuyến nông khuyến lâm căn cứ vào kết quả này để có thể vạch ra các chương trình đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân. Việc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ bản dự thảo kế hoạch hành động của thôn. Từ chương trình huấn luyện đào tạo do nông dân đề xuất xác định được các khoá và nội dung đào tạo.
-Sử dụng kỹ thuật PRA để đánh giá nhu cầu đào tạo PRA chuyên đề đánh giá nhu cầu đào tạo chỉ thực hiện khi cần có các thông tin chi tiết về nhu cầu đào tạo, đặc biệt là xác định nhóm đối tượng cụ thể cho thôn, bản và các mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng. Quá trình tổ chức PRA chuyên đề đánh giá nhu cầu đào tạo cần được tổ chức linh hoạt
và sử dụng mềm dẻo các công cụ PRA thích hợp. Sau đây là một số phương pháp và công cụ PRA thường được sử dụng trong đánh giá nhu cầu đào tạo cho nông dân:
Họp dân: Họp dân toàn thôn để xác định nhu cầu chung vềđào tạo và chuyển giao kiến thức của toàn thôn, bản, xác định ưu tiên và nhóm sở thích. Nếu trong kết quả PRA đã thể hiện rõ các nhu cầu trên thì không cần sử dụng công cụ này.
Thảo luận nhóm: Các nhóm đối tượng được xác định dựa vào các nhóm cùng sở thích hay những người có cùng nhu cầu học vấn. Mỗi nhóm được tổ chức thảo luận nhằm xác chi tiết nhu cầu đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo của từng nhóm. Nội dung đào tạo được xác định chi tiết theo kiến thức và kỹ năng.
Phỏng vấn cá nhân: Một số cá nhân nông dân ở mỗi nhóm đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn. Mỗi nhóm chọn 3 - 5 nông dân có kinh nghiệm sản xuất để phỏng vấn Kỹ thuật phỏng vấn linh hoạt được sử dụng nhằm khai thác tối đa ý kiến của nông về kiến thức, kỹ năng, nội dung và phương pháp đào tạo. Ngoài các cuộc phỏng vấn nông dân cũng cần tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo thôn, xã, đại diện các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ..., các thầy cô giáo đang dạy tại thôn bản.