Đào tạo tập huấn viên (TOT)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 47 - 50)

TOT là quá trình đào tạo chuyển giao, trong đó người học sau khi học có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng học được để đào tạo tiếp cho người khác. Như vậy người học sau khi học sẽ trở thành các tiểu giáo viên. Hình thức đào tạo này rất phù hợp với phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo phổ cập, lan rộng. Thông qua TOT hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu về cán bộ khuyến nông khuyến lâm các cấp và khả năng cung cấp các dịch vụđào tạo cho nông dân.

Đối tượng đào tạo

Đối tượng chính để đào tạo là cán bộ làm trong ngành nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện và tỉnh, các cán bộ của các chương trình, dự án LNXH có các lĩnh

vực chuyên môn như trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, công trình nông thôn, kế hoạch, tài chính,...Việc lựa chọn đối tượng đào tạo tiêu điểm là cán bộ cấp huyện có các lý do và ưu điểm sau:

-Đội ngũ cán bộ cấp huyện có chuyên môn vững, kinh nghiệm phong phú khi làm việc với cộng đồng, phần lớn họ xuất thân từ địa phương.

-Vị trí công tác ở cấp huyện có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với cấp xã và thôn bản từ trước nên thuận lợi trong đào tạo và điều hành.

-Cán bộ cấp huyện có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và tư vấn cho cộng đồng thuận lợi hơn về mặt thời gian, trách nhiệm cao và chi phí thấp hơn so với cán bộ từ trung ương, tỉnh hay dự án trên địa bàn của địa phương.

-Kinh nghiệm từ nhiều dự án trên cho thấy việc lựa chọn cán bộ chuyên môn cấp huyện để đào lạo thành tập huấn viên là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, thúc đẩy nhanh và có hiệu quả khi thực hiện dự án.

• Tiến trình và phương pháp của TOT

Những kinh nghiệm của TOT được áp dụng tại các chương trình dự án phát triển như Chương trình 5322, Dự án Lâm nghiệp khu vực Việt Nam - ADB, Dự án Quản lý đầu nguồn có sự tham gia của người dân tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Nam và thành phốĐà Năng cho thấy tiến trình đào tạo TOT nhiều cấp nhưđược mô tả trong Bảng 3.2.

-Khóa đào tạo cơ bản Khoá đào tạo này có thể bao gồm 1 đến 3 lớp tuỳ theo yêu cầu và khả năng của học viên. Mỗi lớp được tiến hành từ 3 - 5 ngày tại huyện theo một chuyên đề cụ thể. Sau mỗi lớp của khoá đào tạo cơ bản sẽ tiến hành khoá đào tạo thực hành. Việc lựa chọn sự nối tiếp giữa các khoá căn cứ vào kiến thức, kỹ năng cần phải có của học viên để tiến hành khoá đào tạo thực hành hoặc khoá đào tạo nâng cao. Phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi được áp dụng, nghĩa là đào tạo lấy người học làm trung tâm để tạo ra quá trình đối thoại hơn là giảng bài. Các phần lý thuyết chiếm không quá 40%, phần còn lại dành cho thảo luận, làm việc theo nhóm và

thực hành. Giáo viên giữ vai trò thúc đẩy hơn là giảng giải. Sản phẩm của mỗi lớp là kế hoạch bài giảng do mỗi học viên xây dựng cho riêng mình.

Bng 3.2. Tiên trình và vai trò ca người tham gia trong TOT

(Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 1999).

-Khoá đào tạo thực hành: Học trong khi làm Lớp đào tạo này được gắn vào quá trình triển khai các hoạt động của dự án. Trong đó có đào tạo cho các nông dân chủ chốt để sau này họ có thể tham gia trực tiếp vào việc huấn luyện cho nông dân khác thực hiện các hoạt động dự án. Như vậy tại lớp học này có 2 đối tượng là học viên. Học viên là cán bộ cấp huyện là người học vừa là người đào tạo trực tiếp cho cán bộ huyện khác và nông dân. Với tư cách trên họ phải thực hành giảng bài và hướng dẫn học viên dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Như vậy phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo kỹ năng bằng thực hành thông qua công việc

cụ thể, đánh giá và đúc rút. Những kỹ năng thiếu sẽ được bổ sung ngay trên hiện trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

-Khoá đào tạo nâng cao Khoá đào tạo này được tiến hành gắn với tiến trình thực hiện hoạt động dự án tiếp theo. Đây là khoá học đặt mục tiêu đào tạo nâng cao cho học viên cấp huyện. Vì vậy trong khoá đào tạo này, học viên cấp huyện với vai trò là tập huấn viên chính, thực

hành các kỹ năng thúc đẩy, hỗ trợ cho cán bộ cấp huyện khác và nông dân chủ chốt. Một giáo viên của trung ương giữ vai trò giám sát, đánh giá và đúc rút.

-Các khoá đào tạo tiếp theo Sau 3 khoá đào tạo cán bộ cấp huyện trở thành các tập huấn viên địa phương. Tiến trình như trên được lặp lại cho các khoá tiếp theo. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp đào tạo được gọn nhẹ hơn. Những cán bộ cấp huyện khác và nông dân chủ chết sẽ được các tập huấn viên địa phương đào tạo và sẽ trở thành tập huấn viên hướng dẫn nhân dân thực hiện các hoạt động dự án. TOT rất phù hợp cho đào tạo khuyến nông khuyến lâm, đặc biệt cho việc đào tạo phương pháp có sự tham gia của người dân trong xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá, các phương pháp quản lý trên cơ sở cộng đồng và đào tạo kỹ thuật đơn giản trong nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, phòng chống sâu bệnh và bệnh gia súc v.v. Cán bộ chuyên môn cấp huyện được đào tạo thành các tập huấn viên địa phương sẽ phát huy tết cho các quá trình đào tạo tiếp theo. Bài học kinh nghiệm này có thể được áp dụng cho các chương trình, dự án phát triển nông thôn, đặc biệt là các dự án khuyến nông khuyến lâm. Đối với cán bộ cấp huyện được đào tạo để trở thành tập huấn viên địa phương cần được ưu tiên trang bị phương pháp giảng dạy cơ bản, kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy, tổ chức và quản lý khoá học. Vì vậy, khi tuyển chọn

học viên là cán bộ cấp huyện phải chú ý đến yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phải có. Ngoài việc đào tạo một cách cơ bản cho cán bộ cấp huyện trên lớp thì các quá

trình đào tạo được thực hiện trong quá trình thực hiện các hoạt động dự án tương ứng. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp "học trong khi làm" luôn đem lại kết quả cao nhất.

TOT là một quá trình phải dựa trên thực tiễn để giải quyết các vấn đề đào tạo của thực tiễn. Đây là một quá trình nhậy cảm đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ năng đúc rút từ thực tế. Một thách thức đối với TOT là luôn đặt ra đa mục tiêu trong một quá trinh, nghĩa là TOT luôn giải quyết cả mục tiêu đào tạo và mục tiêu thực hiện các hoạt động dự án: đào tạo để thực hiện dự án và quá trình thực hiện dự án để đào tạo và ngay trong một quá trình đào tạo người dạy và cũng là người học. Vì vậy TOT cần tiếp lục được nghiên cứu và thử nghiệm về phương pháp để có thể áp dụng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)