• Xây dựng kế hoạch hành động
Lập kế hoạch hoạt động là một khâu hết sức quan trọng, nó giúp cho nông dân, cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông lâm dự định được khối lượng công việc mà họ phải thực hiện, từđó sắp xếp công việc theo thứ tựưu tiên và trật tự thời gian hợp lý, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể phù hợp với trách nhiệm của từng bên. Do đó việc lập kế hoạch quyết định tới tính khả thi, chất lượng và tiến độ của các hoạt động tiếp theo trong thử nghiệm. Các bên thống nhất đưa ra được một kế hoạch hoạt động chi tiết (nội dung, thời gian, trách nhiệm, các đầu vào cần thiết) để giúp người dân, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông lâm bố trí được lao động, thời gian và nguồn lực phù hợp để tiến hành thử nghiệm.
Trong bước này sử dụng công cụ là bảng kế hoạch, đây là một ma trận đơn giản, giúp cho nông dân có thể dễ dàng tham gia đưa ra kế hoạch thích hợp với thời vụ, lao động của họ.
Kế hoạch này nên được lập hàng năm đối với thử nghiệm dài ngày, đối với các thử nghiệm có thời gian ngắn hơn một năm, thì kế hoạch được lập trọn vẹn cho cả tiến trình thử nghiệm.
Ngoài ba bên tham gia lập kế hoạch nói trên, cũng cần thông báo kế hoạch hành động này đến những người có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ như các cấp chính quyền thôn. xã huyện, các trạm khuyến nông lâm huyện và những người quan tâm khác. Cán bộ khuyến nông lâm nên là người thực hiện việc thông báo này.
• Phối hợp thức hiện và hỗ trợ cho nông dân trong tiên trình thử nghiệm
-Mục tiêu: Nhà nghiên cứu và khuyến nông lâm giúp nông dân triển khai thử nghiệm theo đúng thiết kế.
-Trình tự và phương pháp tiến hành.
-Lập lịch viếng thăm có sự tham gia: Cán bộ khuyến nông lâm, nhà nghiên cứu và nông dân thống nhất lịch viếng thăm thử nghiệm theo định kỳ từng tháng hoặc quý.
- Các bên làm việc trên hiện trường: Ngay từ khi bắt đầu thử nghiệm, cán bộ nghiên cứu và khuyến nông lâm phải có mặt trên hiện trường để hỗ trợ nông dân tổ chức triển khai thử nghiệm. Sau đó các bên cùng tham gia theo lịch đã thống nhất.