Tham gia đương nhiên là sự tham gia thực hiện các công việc chung trong khuôn
khổ một thể chế chặt chẽ, ví dụ, sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên trong một nông hộ, trong một cộng đồng, hay một hiệp hội. Các mối quan hệ giữa các thành viên rất bền chặt, mọi người đều biết rõ hoàn cảnh của nông hộ hay cộng đồng của mình và vì thế không thể giữ vai trò "trung lập" . Bối cảnh của sự tham gia này gắn liền với khái niệm "ổ tâm lý" của Ruyer (1981). Theo tác giả này, "cũng như mỗi sinh vật có một ổ sinh thái mà nó có thể thích ứng trong mối quan hệ cân bằng với môi trường... có thể quan niệm rằng mỗi cá nhân với các hoàn cảnh văn hóa và kỹ thuật sản xuất, sẽ tự tìm kiếm cho mình các "ổ tâm lý" mà y có thể sinh sống với những thói quen được xác lập". Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại xu hướng phát triển các định chế làm cho sự tham gia của mỗi cá nhân không phải là hoàn toàn đương nhiên, mà chỉở một số khía cạnh nhất định.
Tham gia tự phát: Nằm giữa tham gia đương nhiên và tham gia tự giác, hình thức
tham gia này xuất hiện một cách tự phát. Trong các xã hội hiện đại, khi mà các tiêu chuẩn hành vi cũ dần dần bị biến mất, các hình thức tham gia này cũng bị biến đổi theo. Có thể nêu hai trường hợp của sự tham gia tự phát: sống với người xung quanh và sống với bạn bè. Sống với người chung quanh: khi một con người sinh sống càng lâu dài trong một ngôi nhà, tình cảm của con người đó càng gắn bó và người ta càng cảm thấy có sự hội nhập với những người chung quanh, làm thành một cộng đồng nhỏ. Ruyer cho rằng: "Nhu cầu cơ bản của con người không phải giới hạn trong việc bảo tồn cơ thể, hạn định bởi lớp da của mình mà là bảo tồn "ổ sinh thái" và "ổ tâm lý" của mình. Một thái độ bực bội có thể xuất hiện do những biến đổi bên trong cơ thể, nhưng cũng do những biến đổi của môi trường bên ngoài". Con người sẽđiều tiết hành vi của
mình theo những người chung quanh. Trong trường hợp đối với những người láng giềng, người ta chỉ yêu cầu một sự hợp tác "láng giềng tốt", còn đối với bạn bè, mức độ liên hệ có thể bền chặt hơn (Meister, 1969).
Tham gia tự giác: Sự biến đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại cũng được đánh dấu bằng sự biến đổi từ các hình thức tham gia đương nhiên và tự phát sang sự tham gia tự giác.
Tham gia nẩy sinh: Sự tham gia là kết quả của một hoạt động vận động hay áp đặt.
Trong thực tế, đôi khi người ta nói đến sự tham gia trong những trường hợp có sự hiện diện của một vài đại biểu của người dân trong một số phiên họp để phổ biến một chủ trương, để triển khai một kế hoạch. Đó có thể là các chủ trương hay các kế hoạch được những nhà lập định chính sách vẽ ra bằng hiểu biết của họ để giúp cho một cộng đồng có những cơ hội phát triển. Trong nhiều trường hợp, nhiều chương trình và kế hoạch phát triển tốn kém đã không mang lại kết quả mong đợi, vì các biện pháp thực hiện không giải quyết các vấn đề thực của cộng đồng và do đó không đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Trong một số trường hợp, rất có thể, đó là các chủ trương, biện pháp hay kế hoạch đúng, song sự hình thành và cách triển khai vẫn mang tính áp đặt Trong thực tế, vấn đề vận động người dân tham gia vào các công cuộc mang lại sự phát triển một cộng đồng không đơn giản. Có nhiều biện pháp đã được áp dụng, một số mang lại kết quả tốt, nhưng một số khác không thành công.