• Đánh giá thửnglliệm
Mục tiêu cụ thể của đánh giá thử nghiệm là:
Xác định mức độ thành công của thử nghiệm về kỹ thuật, môi t tường, xã hội và hiệu quả kinh tế;
Đúc rút được bài học kinh nghiệm về tổ chức thử nghiệm, phân . ích được các lý do thành công hay thất bại, cách giải quyết vấn đề khó khăn trong tiến in nít thử nghiệm;
xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng và khả năng nhân rộng của thử nghiệm;
+ Có được thông tin (định lượng, định tính) để viết báo cáo.
-Trình tự và phương pháp thực hiện: Nông dân, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông lâm cùng nhau tổ chức đánh giá thử nghiệm ngay trên hiện trường theo trình tự sau :
+ Lập kế hoạch đánh giá chi tiết: Mục tiêu, kết quả mong đợi, ai tham gia, ai báo cáo ai
thúc đẩy, thời gian, địa điểm
+ Thu thập các tài liệu phiếu thử nghiệm, sổ theo dõi thử nghiệm
+ Nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông giúp nông dân phân tích thông tin, dữ liệu sẵn
có, dựa vào dữ liệu trong sổ theo dõi thử nghiệm, giúp nông dân tính toán các dữ liệu về kết quả liên quan đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, sau đó hỗ trợ cho nông dân trình bày các kinh nghiệm, tiến trình, kết quả thu được trên một tờ giấy Ao để trình bày trong đánh giá.
-Tổ chức đánh giá tại địa điểm thử nghiệm: Công việc này được làm bởi cán bộ khuyến nông lâm, bao gồm việc mời các nông dân khác trong và ngoài thôn bản, các bên liên quan khác như các cơ quan quản lý nông lâm, lãnh đạo thôn, xã, huyện,... đến hiện trường để tham gia đánh giá thử nghiệm và tổ chức thúc đẩy cho cuộc đánh giá.
Nông dân thử nghiệm trình bày tiến trình, kinh nghiệm thu được, kết quả của mình. Sau báo cáo của nông dân, cán bộ khuyến nông lâm thúc đẩy thảo luận chung, việc hỏi và trả lời trong thảo luận tập trung vào các vấn đề như: Tiến trình thử nghiệm diễn ra như thế nào? Người dân tham gia đã hiểu biết và học được những kiến thức/kỹ năng gì từ thử nghiệm của họ? Các bên tham gia đã thực hiện vai trò của mình như thế nào trong quá trình thử nghiệm? So sánh với những điều đã được cam kết khi bắt đầu tham gia thực hiện thử nghiệm? Các bên cần cải tiến những gì để thực hiện PTD trong tương lai được tết hơn? Thử nghiệm đạt được những kết quả gì? Khẳng định hoặc phủ định? Thành công hay thất bại? Lý do?
+ So sánh kết quả thử nghiệm với các tiêu chí đánh giá số lượng và chất lượng, định
lượng và định tính trong phiếu thử nghiệm, tổng hợp và phân tích kết quảđánh giá: Kết quả phản hồi, đánh giá của các bên được nhà nghiên cứu, khuyến nông lâm và nông dân ghi nhận, ghi chép và phân tích cụ thể để phục vụ cho việc báo cáo ở bước sau.
• Viết báo cáo
Tài liệu hóa là vấn đề luôn được chú trọng trong suốt tiến trình thực hiện PTD. Từ các tài liệu khởi xướng PTD, các phiếu ý tưởng, tờ thử nghiệm, bảng kế hoạch hành động đến các sổ theo dõi của nông dân, các báo cáo tiến trình, đánh giá định kỳ, các hình ảnh, mẫu vật,... cần được lưu trữ và tài liệu hóa cẩn thận để đóng góp vào các kiến thức, kinh nghiệm phát triển công nghệ. Ngoài ra nó giúp cho việc phát triển thành các tài liệu khuyến nông lâm, điều này rất cần thiết cho việc lan rộng kết quả và kinh nghiệm thử nghiệm đến các nông dân và thôn bản khác sau này. Vì thế việc tài liệu hoá cần được làm thường xuyên, suốt tiến trình, đặc biệt ở giai đoạn kết thúc, việc tài liệu hoá mang ý nghĩa tổng hợp toàn bộ các kiến thức, kinh nghiệm thu được để nhân rộng và phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo, lan rộng công nghệ. Thành quả của bước này gồm:
Báo cáo cuối cùng với đầy đủ thông tin của tiến trình, kết quả, các bài học kinh nghiệm về thử nghiệm, tổ chức, quản lý;
Các kết quả, tác động, hiệu quả của thử nghiệm được phân tích và đánh giá.