Dựa trên cái mà người dân đóng góp vào

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 35 - 36)

-Đóng góp lao động: Trong một số dự án phát triển, "tham gia" được hiểu như là sựđóng góp lao động. Người quản lý dự án ở bên ngoài cộng đồng chú ý đến việc vận động người dân tham gia vào dự án và kết quả được cho là thành công khi người dân tham gia bằng cách đóng góp lao động giản đơn, như đắp đường, đào mương không lấy tiền công, với ý nghĩ là phát huy tinh thần "tự lực". Các công việc thuộc về "phần mềm" của dự án như thiết kế và lập kế hoạch là công việc của các cơ quan chuyên môn và các nhà lãnh đạo Một số người tin rằng khi có sựđóng góp nhân lực, người dân sẽ bảo quản tốt các công trình ấy. Tuy nhiên trong thực tế, vì không được tham vấn đầy đủ, người ta không lấy gì để đoán chắc rằng công trình đáp ứng nhu cầu ưu tiên cao của cộng đồng. Nếu dự án không đáp ứng yêu cầu có độ ưu tiên cao của số đông người dân trong cộng đồng, họ sẽ tham gia đóng góp lao động dưới những sự ràng buộc nhất định mà không phải là hoàn toàn tự nguyện và công trình có thể bị chết yểu. Trên quan điểm phân tích dự án, "sự tham gia", này đồng nghĩa với biện pháp làm giảm chi phí của dự án bằng một nguồn lao động rẻ tiền. Hệ quả của cách suy nghĩ giản đơn này là không thực sự nâng cao năng lực của cộng đồng để giải quyết các vấn đề của chính họ.

-Chia sẻ chi phí: Đối với một số người quản lý dự án, điều đáng quan tâm không phải chỉ là vấn đề làm giảm chi phí của dự án mà là việc sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực để có thể thu hồi các chi phí được đầu tư. Để đạt được "sự tham gia", họ thường chú trọng việc xây dựng một cơ chế để mười dân đóng góp chi phí, ví dụ, chi phí sử dụng cầu đường, kênh mương. Tuy nhiên, một khi các công trình không xuất phát từ lợi ích của

cộng đồng, người dân sẽ trở về với cách thức giải quyết trước đây của họ.

-Chia sẻ trách nhiệm: Một quan điểm khác không đặt trọng tâm trên chi phí mà chú ý đến trách nhiệm của cộng đồng trong việc duy từ dự án, ví dụ tránh việc lạm dụng hay làm hư hỏng một công trình được đầu tư. Một số cơ chế được xác lập, như giao trách nhiệm cho những người lãnh đạo địa phương hay thành lập một ban quan quản lý. Để duy trì một công trình, thông thường, một thỏa thuận được ký kết, nêu rõ trách nhiệm của các bên trong dự án (chính quyền và cộng đồng). Trong thực tế, người dân không có điều kiện suy nghĩ về các điều khoản của thỏa thuận, việc thương thảo thường bị chi phối bởi các nhà lãnh đạo địa phương. Ngay cả khi một ban điều hành được cử ra, cũng không chắc rằng những người tốt nhất trong cộng đồng sẽ được bầu.

-Chia sẻ quyền quyết định của cộng đồng: Sự tham gia sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi các hoạt động được thực hiện trên cơ sở quyết định của cộng đồng. Trong lâm nghiệp xã hội, với ý nghĩa này khái niệm "tham gia" thường được nhấn mạnh. Nó liên quan đến sự vận động các thành viên của cộng đồng nhắm tới các mục tiêu phát triển, sự cộng tác giữa một bên là các nhà lập chính sách, kế hoạch, các giới chức triển khai thực hiện và bên kia là những người được gọi là nhóm mục tiêu được hưởng lợi của một dự án. Đây là một khái niệm có nhiều cấp độ khác nhau. Trong điều kiện lý tưởng, các cộng đồng dân cư địa phương thuộc nhóm mục tiêu sẽ tích cực tham gia trong các giai đoạn khác nhau của dự án phát triển lâm nghiệp xã hội, với tư cách là chủ thể của dự án. Các nhà nghiên cứu phát triển, cán bộ khuyến lâm đóng vai trò xúc tác cho quá trình. Đây là một sự đảo ngược "lấy dân làm gốc" thay vì khảo hướng áp đặt từ trên xuống.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)