BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG CÓ SỰ THAM GIA 1 Lý do và tiến trình thực hiện

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 80 - 81)

4.4.1. Lý do và tiến trình thực hiện

Mặt trái của phương thức quản lý tài nguyên rừng theo kiểu lâm nghiệp truyền thống là đơn thuần chỉ dựa vào lực lượng nhà nước. Hình thức quản lý như vậy thực ra đã tách rời sự tham gia của người dân, thậm trí đã có lúc có nơi đối lập với lợi ích của dân, đặc biệt là những người sống lân cận hoặc sống dựa vào rừng.

Các lâm trường quốc doanh thường quản lý phần lớn đất rừng và rừng, lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn miền núi chưa được huy động vào các hoạt động nghề rừng nên thiếu việc làm, đời sống khó khăn. Do vậy họ không có sự lựa chọn nào khác là phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo hình thức quảng canh hoặc du canh du cư nên diện tích rừng ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng.

Từ khi có Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ, quy định giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau để quản lý sử dụng lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp. Từđó hình thức quản lý lâm nghiệp truyền thống đang chuyển sang hình thức lâm nghiệp xã hội, người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc và khai thác lợi dụng rừng, rừng đang từng bước hồi sinh. Tuy nhiên diện tích rừng thì rộng, phân bốở những nơi cơ sở hạ tầng giao thông kém đi lại khó khăn. Đất

rừng giao cho từng hộ gia đình manh mún, nhiều hoạt động cần sự hỗ trợ của cộng đồng khó tổ chức thực hiện như cháy rừng,... vì vậy đòi hỏi bảo vệ tài nguyên rừng phải có sự tham gia. Tiến trình tổ chức quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Thu thập thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý địa phương

Đây là các bước khởi đầu rất quan trọng nó giúp ta có cái nhìn tổng quan và đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, nắm bắt được một số thông tin chính về tình hình quản lý phát triển nông lâm nghiệp.

Bước 2. Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng rừng, tình hình bảo vệ rừng

Trong bước này có hai khoát động chính sau:

-Thống kê diện tích rừng theo trạng thái giao cho các chủ hộ;

-Xác định phân tích thuận lợi, khó khăn trong bảo vệ tài nguyên rừng. Bước 3. Phân tích vai trò của các bên liên quan trong bảo vệ tài nguyên rừng Bước 4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ Bước 5. Tổ chức bảo vệ rừng Sau đây chúng tôi ví dụ một kết quả nghiên cứu điển hình bảo vệ rừng có sự

tham gia tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)