Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển kỹ thuật NLKH

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 54 - 58)

• Nghiên có hệ thống canh tác (FSR)

FSR xuất hiện vào đầu thập kỷ 70 khi các nhà khoa học nhận thấy việc nghiên cứu hệ thống mùa vụ cần được thực hiện bằng những tổđa ngành có phối hợp với các nhà khoa học xã hội. Việc nghiên cứu tập trung vào các hộ nông dân có ít đất, nó tạo ra khả năng cải thiện được khả năng chuyển giao công nghệ cho nông dân để tăng cường sản xuất nông nghiệp. Theo Farrington và Martin (1998), FSR có các đặc điểm chủ yếu sau:

-Tiếp cận giải quyết vấn đề do tổđa ngành thực hiện với sự tham gia của nông dân. -Đánh giá được sự thay đổi về công nghệ và các ảnh hưởng tiềm năng của nó trong khuôn khổ của hệ thống canh tác.

-Xác định được nhóm nông dân đồng nhất, ví dụ: các hộ nông dân ít đất, trong một điều kiện tương đồng làm đối tượng nghiên cứu.

-Luôn tạo ra quá trình kế tiếp, nghĩa là kết quả thử nghiệm cửa năm nay sẽ tạo ra những giả thiết cho nghiên cứu năm sau.

-Kết quả thử nghiệm trên trang trại của nông dân có ảnh hưởng ngược lại tới việc chọn ưu tiên nghiên cứu trên các trạm

Các công cụ chủ yếu dùng trong FSR là phân tích các tài liệu có sẵn và điều tra thăm dò; điều tra chính thức và có sự tham gia của nông dân; kiểm chứng trong phòng thí nghiệm; quan sát trực tiếp trên đồng ruộng của nông dân; thử nghiệm trên đồng ruộng.

Bên cạnh những ưu điểm FSR là góp phần thay đổi và được áp dụng trong việc "Chẩn đoán và thiết kế", cũng như một số kỹ thuật của nó có thể áp dụng trong các cuộc điều tra không chính thức để thiết kế giám sát và đánh giá các dự án, thì FSR bộc lộ các hạn chế cơ bản trong lâm nghiệp xã hội và lập kế hoạch sử dụng đất đai, đó là: -Đòi hỏi có sự phối hợp đa ngành để giải quyết vấn đề, đặc biệt là cần có mối quan hệ giữa các nhà khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

-Ít quan tâm đến các hộ nông dân có ít đất đai, mặc dù họ là một trong những đối tượng chính của lâm nghiệp xã hội.

- Ít và không thích ứng với phạm vi rộng lớn, do đó trong các trường hợp này phải sử dụng kỹ thuật đánh giá nhanh để thay thế cho FSR.

-Phương pháp tiếp cận theo kiểu "chuyển giao công nghệ" vẫn chiếm ưu thế trong FSR.

Các nhà khoa học thường gặp khó khăn khi chuyển sang thái độ là luôn có quá trình học hỏi từ nông dân.

Các nhà nghiên cứu thường chiếm ưu thế trong thiết kế, vai trò hướng dẫn và đánh giá trong các thử nghiệm trên trang trại.

Một hướng tiếp cận mới trong FSR được Knipscheer và Harwood đưa ra năm 1988 là lôi cuốn nông dân vào việc phân tích các kiến thức, các vấn đề và xác định ưu tiên. Quá trình này gắn với việc chuyển từ nghiên cứu trong các trạm thí nghiệm sang nghiên cứu ngay trên đồng ruộng của nông dân, qua đó nông dân và gia đình họđóng một vai trò tích cực như là một "người làm thí nghiệm". Tiếp cận mới này bao gồm các cách tiếp cận như: từ nông dân đến nông dân; nghiên cứu có sự tham gia của nông dân.

Phương pháp AEA do Gorden Conway xây dựng và thử nghiệm ở Thái Lan vào những năm 1980. AEA thường được sử dụng trong các giai đoạn đối thoại và lập kế hoạch của các chương trình phát triển. AEA được định nghĩa như là một hệ thống sinh thái được nghiên cứu và phân tích nhằm tìm kiếm các giải pháp để sản xuất lương thực và các sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả nhất. Như vậy AEA không những có đặc điểm vật lý sinh học mà còn bao gồm các thành phần kinh tế xã hội. AEA còn được coi như là điểm khởi đầu của việc chuyển từ tiếp cận truyền thống trong FSR sang nghiên cứu tổng hợp trong phát triển nông thôn.

Theo Conway (1985) AEA phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc năng suất: đảm bảo thay đổi năng suất kinh tế theo chiều dương được thể hiện qua sản lượng hay thu nhập thuần trên mỗi đơn vị tài nguyên khi thực hiện các biện pháp;

Nguyên tắc ổn định: năng suất kinh tế được giữổn định mặc dù có những ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, điều kiện kinh tế như thị trường;

Nguyên tắc bền vững: đảm bảo khả năng của một hệ thống luôn giữ năng suất lâu dài trên cơ sở sử dụng lâu bền các nguồn lực;

Nguyên tắc công bằng: đảm bảo quyền sử dụng các nguồn lực, sự tham gia và phân chia lợi ích.

AEA sử dụng phỏng vấn bán định hướng không chính thức như là phương pháp thu thập và khai thác thông tin từ những thông tin chính từ thôn bản. Những công cụ sau được sử dụng trong AEA để xác định các kiểu của hệ thống nông sinh thái: - Các công cụ phân tích không gian: vẽ bản đồ phác hoạ, khảo sát theo tuyến hay đi lát cắt để phân tích mối quan hệ các đặc điểm tự nhiên của các hệ nông sinh thái; - Phân tích thời gian: xây dựng các biểu đồ để phân tích xu hướng biến động các nhân tố theo thời gian như: mùa vụ, các kiểu sử dụng đất, năng suất, đầu tư, giá cả. Tính ổn định và năng suất được thể hiện qua phân tích theo thời gian;

-Phân tích theo luồng: xây dựng các biểu đồ luồng nhằm mô tả mối quan hệ giữa việc sử dụng các hệ thống với thu nhập và phân tích khả năng sản xuất như giữa thu nhập bằng tiền, sản xuất nông nghiệp với thị trường hay cơ sở hạ tầng;

Sử dụng các câu hỏi chính: đặt câu hỏi là một kỹ thuật được sử dụng trong toàn bộ quá trình AEA. Câu hỏi bán định hướng là một loại câu hỏi thường được sử dụng nhằm tăng khả năng phân tích của nông dân trong quá trình trao đổi thông tin.

Không giống như FSR, phương pháp AEA cho phép phân tích trên diện rộng và được coi như là một công cụ trong nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển. Tuy nhiên AEA có một số hạn chế sau:

Các nhà nghiên cứu thường thu thập thông tin từ nông dân bằng phương pháp không có sự tham gia. Nông dân chỉ được coi như là những người cung cấp thông tin hơn là những người phân tích thông tin khi tiến hành AEA.

-AEA cần một thời gian tương đối ngắn cũng dễ dẫn đến việc thu thập thông tin không đầy đủ, những giả thiết nghiên cứu sai hoặc áp đặt ý chủ quan trong phân tích. Chính vì vậy AEA cần nhiều thời gian hơn cho việc thu thập thông tin trên hiện trường và cần phương pháp phân tích hợp lý, kiểm tra chéo thông tin.

• Phương pháp chuẩn đoán và thiết kế (D&D)

Phương pháp chuẩn đoán và thiết kế là phương pháp chuẩn đoán các vấn đề quản lý đất và thiết kế xây dựng các vấn đề nông lâm kết hợp. Phương pháp này dược tổ chức ICRAF xây dựng và hoàn thiện nhằm tư vấn cho các nhà nghiên cứu về nông lâm kếthợp và những người làm khuyến nông khuyến lâm hiện trường trong thiết kế và thực hiện nghiên cứu có kết quả cũng như phát triển các dự án.

Theo ICRAF (1987), quy trình cơ bản của D&D bao gồm 5 bước sau được mô tả trong Bảng 3.4.

Bng 3.4. Quy trình ca D&D

Những qui trình này được lặp lại trong suất quá trình thực hiện dự án nhằm cải tiến những chuẩn đoán ban đầu và hoàn thiện thiết kế kỹ thuật bằng những thông tin mới.

D&D có một số vấn đề then chốt sau:

-Sự mềm dẻo: D&D là một phương pháp nhằm phát hiện các vấn đề mà phương pháp đó có thể thích hợp để thoả mãn các nhu cầu và phù hợp với các nguồn tài nguyên của đại đa số những người sử dụng đất khác nhau.

Tính tốc độ: D&D được xây dựng nhằm cho phép có được sự "đánh giá nhanh" áp

đụng cho những giai đoạn kế hoạch của dự án với sự phân tích theo chiều sâu đồng thời với thời gian thực hiện dự án.

Tính lặp lại: D&D là một quá trình học hỏi, rút kinh nghiệm từ khi bắt đầu đến khi

kết thúc. Từ những thiết kế ban đầu, chúng luôn được cải tiến, quá trình D&D được cải tiến liên tục đến khi những cải tiến được công nhận là không cần thiết nữa.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI potx (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)