Trong khuyến lâm có 2 hình thức tiếp cận chủ yếu là tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận từ dưới lên. Mỗi hình thức tiếp cận có những đặc thù và phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Tiếp cận khuyến lâm từ trên xuống hay từ bên ngoài vào, còn gọi là tiếp cận theo mô hình chuyển giao. Ở giai đoạn đầu phát triển khuyến lâm hình thức tiếp cận này rất phổ biến, nó gắn liền với các quá trình như chuyển giao kiến thức hay chuyển giao công nghệ cho nông dân. Đặc trưng của cách tiếp cận này là các tiến bộ của kỹ thuật và công nghệđã được các nhà chuyên môn nghiên cứu và có thể triển khai theo diện rộng. Tuy nhiên tiếp cận theo mô hình này thường bộc lộ những hạn chế như mang tính áp đặt, không căn cứ vào nhu cầu của dân, cán bộ khuyến lâm coi khuyến lâm là một quá trình giảng dạy một chiều cho nông dân, mang tính chất truyền bá kiến thức hơn là một quá trình học hỏi và cùng phát triển với nông dân.
Tiếp cận khuyến lâm từ dưới lên hay tiếp cận khuyến lâm từ trong ra là cách tiếp cận từ nông dân dấn nông dân lấy người dân làm trung tâm, nhằm lôi kéo người nông dân tham gia vào quá trình phát triển kỹ thuật mới ngay trong đất đai của họ. Trong cách tiếp cận này vai trò của người dân được chú trọng từ việc xác định nhu cầu, đến tổ chức và giám sát quá trình thực hiện.
Như vậy, tiếp cận khuyến nông khuyến lâm thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nông dân và những người bên ngoài cộng đồng như: các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, những người làm công tác phát triển nông thôn, khuyến nông khuyến lâm viên...
Tổng kết các hình thức khuyến nông khuyến lâm ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy có một số cách tiếp cận như sau:
Sơđồ 3.7. Tiếp cận theo mô hình "chuyển giao " trong khuyên nông khuyên lâm
(Nguyễn Bá Ngãi, 1998)
Trong thập kỷ 70 và 80 cách tiếp cận theo mô hình chuyển giam, rất phổ biến.
Người ta thường thấy các thuật ngữ như: chuyển giao kiến thức, chuyển giao công nghệ hay kỹ thuật cho nông dân. Đây là một hình thức khuyến nông khuyến lâm mang nhiều yếu lố một chiều, từ trên xuống, không xuất phát từ nhu cầu của nông dân. Người nông dân hoàn toàn thụ động trong quá trình học hỏi, tiếp nhận kỹ thuật. Tiếp cận theo mô hình này thường bộc lộ những hạn chế cơ bản như áp đặt, tạo cho cán bộ khuyến nông khuyến lâm coi quá trình giảng dạy cho nông dân hơn là cùng học hỏi và chia sẻ.
• Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn
Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn được phát triển vào cuối những năm 1970, nhằm lôi cuốn nông dân vào quá trình phát triển kỹ thuật mới ngay trên đồng ruộng của họ. Sơ đồ 3.8. mô tả mối quan hệ giữa nghiên cứu, thử nghiệm và khuyến nông theo phương pháp tiếp cận lấy nông dân làm trung tâm. Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân được chú trọng từ việc xác định nhu cầu, thực hiện, chấp nhận và phổ cập. Quá trình này cho phép vị trí của nông dân ngày càng cao trong quá trình khuyến nông khuyến lâm.
Sơ đồ 3.8. Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn
(Cải biên từfarrington và Martin, 1988 -Nguyễn Bá Ngãi, 1998)
• Cách tiếp cận theo khuyên nông khuyến lâm lan rộng Đây là cách tiếp cận dựa trên cách
tiếp cận: Từ nông dân nên nông dân, bắt đầu được thử nghiệm và áp dụng từ giữa thập kỷ 80. Từ năm 1995 Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - ThuỵĐiển đã thử nghiệm và áp dụng khuyến nông khuyến lâm lan rộng ở một. số tỉnh miền núi phía Bắc dựa trên hình thức khuyến lâm từ người dân. Phương pháp này đang góp phần khắc phục những tồn tại chính hiện nay của hệ thống khuyến nông khuyến lâm nhà nước là chưa có khả năng với tới được tất cả các thôn bản. Khuyến nông lan rộng dựa vào việc huy động nông dân và các tổ chức địa phương tham gia vào việc mở rộng công tác khuyến cáo và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông qua mạng lưới hoạt động ở địa phương. Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân, cộng đồng là trung tâm trong các hoạt động phổ cập, mở rộng, đặc biệt là khả năng tự quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông khuyến lâm của người dân và cộng đồng. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải tăng cường đào tạo cho nông dân, hình thành các tổ chức khuyến nông khuyến lâm thôn bản như: nhóm quản lý, nhóm cùng sở thích. Trong giai đoạn đầu yêu cầu
phải lựa chọn các thôn điểm, phát động quá trình lan rộng từ thôn này sang thôn khác và luôn tổng kết và bổ sung kinh nghiệm (Sơ đồ 3.9).
Sơ đồ 3.9. Tiếp cận theo khuyên nông khuyến lâm lan rộng
(Phạm Vũ Quyết, 1997)