Phát triển công nghệ có sự tham gia của nông dân là một hình thức tiếp cận mới, trong đó các kiến thức bản địa của người nông dân cũng được coi là một yếu tố quan trọng như bất kỳ ý kiến nào của các nhà khoa học. Đây là những hoạt động nhằm hướng đến sự thay đổi kỹ thuật hiện tại của nông dân, tăng cường năng lực thử nghiệm hiện tại của nông dân.
Phát triển kỹ thuật có sự tham gia chính là sự kết hợp giữa kiến thức bản địa của cộng đồng với năng lực nghiên cứu của những tổ chức phát triển và thúc đẩy một tiến trình học hỏi lẫn nhau. Nó bao gồm việc xác định thử nghiệm và cập nhật những kỹ thuật mới để giải quyết những vấn đề của địa phương. Mục đích cuối cùng là tăng cường kinh nghiệm và khả năng quản lý kỹ thuật của cộng đồng và người dân địa phương bằng chính nội lực của họ, trong đó hoạt động của người dân giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình.
Phát triển kỹ thuật có sự tham gia là cách tiếp cận mới, lôi cuốn được nông dân vào việc phát triển các kỹ thuật nông lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của họ, trong đó người nông dân sử dụng những kiến thức và khả năng thực tế của mình để thử nghiệm các kỹ thuật mới cùng phối hợp với cán bộ nghiên cứu và khuyến nông lâm. Phát triển công nghệ có sự tham gia của nông dân là sự tác động qua lại giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học, là kết quả trao đổi thông tin giữa các bên tham gia như nhà khoa học, cán bộ khuyến lâm và nông dân để tìm ra các thử nghiệm mới có lợi cho các bên tham gia theo Sơ đồ 3.5.
Sơđồ3.5. Mối quan hệgiữa các bên tham gia trong phát triển công nghệ có sự tham gia
Tiến trình phát triển có sự tham gia được thực hiện theo các giai đoạn chủ yếu sau: - Tạo lập các mối quan hệ và đánh giá khả năng phát triển có sự tham gia của người dân
Trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến lâm cùng với nông dân đánh giá về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá và các tác động từ bên ngoài, đánh giá tiềm năng và những hạn chế của hệ thống canh tác địa phương.
-Phát triển những vấn đề cần thử nghiệm Các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến lâm cùng bàn bạc với nông dân về các kiến thức bản địa đang tồn tại, tìm kiếm các ý tưởng thử nghiệm. Trên cơ sở thảo luận người nông dân sẽ xác định những chủ đề hay vấn đề họ muốn thử nghiệm và phát triển. - Giai đoạn thực hiện các thử nghiệm Các bên tham gia tiến hành thiết kế các thử nghiệm, sau đó nông dân là người trực tiếp quản lý và thực hiện các thử nghiệm đó, cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến lâm đóng vai trò tư vấn, cung cấp thông tin và phối hợp hoạt động. Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin, sử dụng các công cụ thống kê thích hợp để phân tích và đánh
giá kết quả thử nghiệm. Toàn bộ quá trình hoạt động, giám sát và đánh giá đều có sự tham gia của các bên liên quan.
-Giai đoạn chia sẻ kết quả thử nghiệm Đây là giai đoạn được thực hiện thông qua các hoạt động đào tạo trong cộng
đồng, chia sẻ kết quả thử nghiệm với các hộ nông dân khác. Duy trì hỗ trợ cho quá trình PTD
Thực hiện bền vững bao gồm các hoạt động như hỗ trợ cơ sở vật chất, tư liệu hoá kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng v.v..
3.5.1.4.Tiến trình áp dụng PRA trong nghiên cứu LNXH
PRA là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA không những là phương pháp dùng để lập kế hoạch phát triển cộng đồng mà còn là phương pháp dùng để thu hút người dân vào nghiên cứu LNXH, phát triển công nghệ thích hợp. PRA được thực hiện bằng một tập hợp các công cụ. Sau đây là tiến trình có khả năng sử dụng PRA vào quá trình nghiên cứu LNXH:
-Người dân tham gia đánh giá hiện trạng, phát hiện vấn đề và xác định các vấn đề cần giải quyết
Bằng các công cụ PRA xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ phác hoạ, khảo sát tuyến, thảo luận nhóm nông dân, họp dân, phỏng vấn hộ gia đình có thể xác định được thực trạng của địa phương, từđó có thể phát hiện được các vấn đề cần giải quyết.
-Xác định ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Nông dân có thể đưa ra các nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao ca )nữ nghệ thông qua các cuộc thảo luận nhóm nông dân tiêu biểu và họp dân. Các công cụ và kỹ thuật phân tích như phân tích sơ đồ hình cây, phân tích theo luồng, phân loại ưu liên
theo phương pháp bảng ô vuông hay so sánh cặp đôi. Kết quả phân tích được thông qua các cuộc họp dân.
-Xây dựng mục tiêu và kế hoạch nghiên cứu Nông dân được thu hút vào quá trình xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch nghiên cứu thông qua các cuộc thảo luận nhóm nông dân và thông qua các cuộc họp toàn thôn. Khung logic nghiên cứu được cán bộ nghiên cứu thiết kế và hướng dẫn cho nông dân để họ có thể phân tích các mục tiêu và kết quả mong đợi. Kế hoạch nghiên
cứu được thảo luận trực tiếp với nông dân và mô tả trên các bảng biểu và sơ đồ tiến độ, trong đó ghi rõ trách nhiệm của các bên tham gia.
-Người dân tham gia vào các hoạt động thiết kế, thực thi các thử nghiệm và mô hình. Cùng làm việc với nông dân trên đồng ruộng là công cụ quan trọng và hữu ích để nông dân tham gia vào quá trình nghiên cứu. Sự đối thoại và hành động trực tiếp với nông dân là phương tiếp cận nghiên cứu LNXH.
- Nông dân tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá và phổ biến kết quả. Phương pháp giám giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân được áp
dụng để nông dân có khả năng tự thuyết phục và quản lý các kết quả nghiên cứu. Mô hình phổ biến lan rộng được vận dụng vào quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu.