4.4.2.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng tự nhiên đã giao
Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình để chăm sóc, quản lý. Trong các năm 1992, 1993, 1997 và 1998 xã Văn Lăng đã triển khai thực hiện khá tốt công tác giao rừng tới hộ gia đình. Kết quả về công tác giao đất giao rừng từ năm 1992 đến năm 1998 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10. Kết quả giao đất giao rừng xã Văn Lăng từ năm 1992 đến 1998
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã Văn Lăng năm 1999).
Ta thấy rằng sau 4 năm thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng tính đến năm 1998 trên toàn địa bàn xã đã có 542 hộ nhận đất nhận rừng (chiếm 85,48% số hộ trên địa bàn toàn xã) và một tập thể đứng ra nhận đất nhận rừng. Tổng diện tích rừng và đất rừng được giao là 2.992,2 ha, chiếm 76,88% diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã. Điều đó cho thấy nhận thức của người dân ngày càng cao, họ tin tưởng vào chính sách giao đất giao rừng. Sở dĩ có được điều đó là vì người dân hiểu rằng: Họ là người chủ thực sự của mảnh đất được giao, họ có quyền hưởng mọi thành quả từ chính sự cần cù, hăng say lao động và
các khoản đầu tư của họ trên những khu rừng họ nhận.
Rừng không chỉ giao cho hộ gia đình, mà rừng còn giao cho tập thể quản lý (Chi hội nông dân thôn Văn Lăng). Cách thức quản lý tập thể này khác hẳn so với cách quản lý rừng tập thể trong những năm đổi mới. Trước kia rừng chủ yếu được quản lý bởi các lâm trường quốc doanh, quản lý theo kế hoạch của Nhà nước, do vậy mà còn có nhiều hạn chế. Hiện nay rừng tập thể được quản lý trên cơ sở cộng đồng, tất cả vì lợi ích của cộng đồng dân cư, những người sống gần rừng và sống dựa vào rừng. Trên cơ sở những đổi mới đó, rừng sẽ được bảo vệ, quản lý tết hơn và Chính sách Giao đất giao rừng, cùng với Luật Bảo vệ và phát triển rừng sẽ phát huy được hiệu quả, hiệu lực và tính tích cực của chúng.
Rừng được giao cho hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy và rừng tự nhiên bị khai thác kiệt với nhiều trạng thái khác nhau. Sau đây là đặc điểm và hướng sử dụng của từng trạng thái rừng:
Trạng thái Ia, Ib: Đất bị thoái hoá do canh tác nương rẫy, hàm lượng mùn trong đất thấp, đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, thành phần thực vật chủ yếu là trảng cỏ và cây bụi thấp. Hướng dẫn sử dụng là trồng rừng.
Trạng thái Ic: Đây là trạng thái đất rừng sau nương rẫy đã tự phục hồi thành rừng, nhưng chủ yếu là cây bụi và cây gỗ tái sinh mọc rải được giao, hướng sử dụng là khoanh nuôi, tái sinh.
Trạng thái IIa, IIb: Đây là trạng thái rừng non mới phục hồi, có tổ thành cây ưa sáng mọc nhanh là chủ yếu. Hướng sử dụng là khoanh nuôi và làm giàu rừng.
Trạng thái IIIa,,IIIa2: Đây là trạng thái rừng đã qua khai thác, trữ lượng gỗ thấp. Hướng sử dụng là điều chế rừng (xúc tiến tái sinh tự nhiên).
Trạng thái rừng nứa, nứa + gỗ: Đây là trạng thái rừng nứa mọc thuần loài hoặc rừng nứa có cây gỗ mọc xen lẫn rải rác, thường gặp ở dọc sông suối. Diện tích loại rừng này tuy không lớn (81,52 ha) nhưng có thể coi đây là loại rừng cho thu nhập trước mắt đối với người dân. Vì họ được phép khai thác bán nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất, xây dựng. Mặt khác do ở gần sông suối, nên khi khai khác sẽ dễ vận chuyển và tiêu thụ dễ dàng, một phần thu nhập đó người dân có thể dùng cho sinh hoạt gia đình và một phần họ có thể đầu tư trở lại để trồng những loài cây có giá trị hơn, từng bước nâng cao giá trị của rừng. Hướng sử dụng là khai thác kết hợp với tái sinh.
Mặc dù diện tích các loại rừng Ia, Ib, Ic khi giao cho hộ gia đình khổ lớn (960,97 ha), từ khi giao cho đến nay người dân chưa tiến hành trồng mới do thiếu vốn đầu tư.
Nhưng hiện nay phần lớn diện tích này đã được che phủ bởi những cánh rừng tái sinh tự nhiên, có tổ thành cây ưa sáng mọc nhanh (chủ yếu là bồ đề, ba soi, ba bét. hu đay, thầu tấu, thành ngạnh, nứa tép). Rừng có chủ được quản lý bảo vệ chặt chẽ hơn, không chặt phá bừa bãi, không đất nương làm rẫy.