Mơ hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 58 - 61)

MỘT SỐ BỘ, NGÀNHỞ VIỆT NAM VÀỞ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.4.1. Mơ hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngànhở Việt Nam ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra bộ là cơ

quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành

chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi

quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ

đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ được quy định tại Điều 18 Luật

Thanh tra năm 2010 [43], cụ thể là:

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm

b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được

giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở;

hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp

luật về thanh tra;

c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh

tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;

c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;

d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết

định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức

năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối

với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.

3. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Qua khảo sát, nghiên cứu về mơ hình tổ chức và hoạt động thanh tra của một số bộ, ngành ở Việt Nam (gồm Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Cơng an và Tịa án nhân dân tối cao), cho thấy:

Thanh tra các bộ, ngành nói trên được thành lập và hoạt động trên cơ sở

quy định của pháp luật về thanh tra và quy định về chức năng nhiệm vụ của bộ, ngành đó; có tài khoản và con dấu riêng.

Về tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ: Thanh tra của các bộ, ngành đều

được lập ở cấp Trung ương (Thanh tra cấp bộ, ngành) và ở cấp tỉnh (Thanh tra

cấp sở). Vị trí Thanh tra cấp bộ, ngành tương đương cấp Cục, Vụ, Viện trực thuộc bộ, ngành đó (Thanh tra Bộ Cơng an tương đương với cấp Tổng cục trực thuộc Bộ trưởng; trong các Tổng cục, Cục, Vụ ... đều có cơ quan có Thanh tra của cấp tương ứng); Thanh tra ở cấp tỉnh tương đương cấp phòng thuộc sở, ngành. Tổ chức bộ máy của Thanh tra cấp bộ, ngành đều có cấp phịng. Thanh tra Bộ Tư pháp có 04 phịng, 27 biên chế, Thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư có 5 phịng, 31 biên chế, Thanh tra Bộ Cơng an có có 8 phịng, 130 biên chế, Thanh tra Tồ án nhân dân tối cao có 04 phịng, 24 biên chế.

Thanh tra của các bộ, ngành có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra, số lượng Phó Chánh thanh tra ít nhất 03 người (Thanh tra Tồ án nhân dân tối cao, Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Bộ kế hoạch và Đầu tư), nhiều nhất có 05

người (Thanh tra Bộ Cơng an); có các chức danh cơng chức theo đặc thù của từng ngành. Cơ chế hoạt động thanh tra thực hiện theo Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại,

Luật tố cáo và các văn bản đặc thù do bộ trưởng, thủ trưởng ngành quy định. Thanh tra của các bộ, ngành có Quy chế quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ, ngành; đồng thời, có Quy chế quy định về nội dung, trình tự, thủ tục... hoạt động thanh tra. Công tác thanh tra được phân cấp rõ ràng cho từng cấp (trong đó, Thanh tra ngành Cơng anở một số đơn vị cấp huyện có Đội Thanh tra hoặc cán bộ thanh tra chuyên trách).

Thanh tra bộ thực hiện hoạt động thanh tra các đối tượng thuộc quyền trực tiếp quản lý của Bộ trưởng (trừ chức danh do Ban Bí thư quản lý); có

nhiệm vụ quản lý, đơn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ đối với thanh tra cấp dưới ... Thanh tra Bộ Cơng an, Thanh tra Tồ án nhân dân tối cao đặc biệt coi trọng và

thường xuyên thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy định của ngành trong

hoạt động nghiệp vụ.

Nếu đối tượng thanh tra không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì Trưởng đồn thanh tra có thể là lãnh đạo cấp phịng của cơ quan Thanh tra. Thời gian

tiến hành một cuộc thanh tra (Quỹ thời gian một cuộc thanh tra) của các đoàn thanh tra tại các đơn vị được thanh tra ít nhất 7 ngày (nếu nội dung thanh tra

đơn giản), nhiều nhất đến 45 ngày. Một năm Thanh tra bộ, ngành tiến hành

thanh tra theo kế hoạch ít nhất khoảng 10 cuộc và nhiều nhất 20 cuộc (như Thanh tra Bộ Công an), chưa kể một số cuộc thanh tra đột xuất khác. Thanh tra các bộ, ngành đều thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra sau thanh tra (kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng đãđược thanh tra).

Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm về mơ hình tổ chức và hoạt động của thanh tra các bộ, ngành trên có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân như:

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 58 - 61)