Đặc điểm của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 35 - 38)

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động thanh tra trong phạm vi nội bộ Ngành, do đó có một số đặc điểm giống với Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ ở một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy, đều được tổ chức theo ngành dọc, ở hai cấp (cấp Trung ương và cấp tỉnh): Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức gồm Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ cũng

được tổ chức ở hai cấp là Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ ở cấp Trung ương

và Thanh tra sở, ngành ở cấp tỉnh.

Thứ hai, về hoạt động thanh tra, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân và

Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ đều có điểm chung là loại hình Thanh tra hành chính, thực hiện hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý hành chính theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có một số đặc điểm khác với Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, đó là:

Một là, về chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra: Tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân gắn với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm kiểm sát nhân dân. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:

- Các cơ quan thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiện nay gồm có: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây),

được thành lập từ năm 1987 và Thanh tra của 08 Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh được thành lập từ năm 2014 là: Thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Thanh Hố, Nghệ An, Đồng Nai, Đắk Lắk và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ thanh tra chuyên trách đặt trong Phòng Tổ chức - cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố còn lại, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thành lập từ năm 2014.

Hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân do công chức thuộc

các cơ quan thanh tra, bộ phận thanh tra trong ngành thực hiện và chịu sự

Công chức làm công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân không thực hiện theo chế độ bổ nhiệm chức danh “Thanh tra viên” như Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, mà thực hiện theo chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm các chức

danh tư pháp trong ngành là “Kiểm sát viên” và “Kiểm tra viên” các cấp.

Hai là, về đối tượng thanh tra: Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao

động trong nội bộ ngành. Thanh tra của các bộ, Cơ quan ngang bộ, ngồi loại

hình Thanh tra hành chính, cịn có tổ chức Thanh tra chuyên ngành, thực hiện hoạt động thanh tra đối với các đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực, ngoài phạm vi quản lý hành chính trực tiếp của các bộ, cơ quan ngang bộ như: Thanh tra tài chính của Bộ Tài chính, Thanh tra giao thơng của Bộ Giao thơng vận tải, Thanh tra xây dựng của Bộ Xây dựng, v.v...

Ba là, về thẩm quyền: Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân khơng có

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của Luật Thanh tra và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bốn là, về mục đích hoạt động: Hoạt động thanh tra trong ngành

Kiểm sát nhân dân nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế, quy định của Ngành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý để đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Hoạt động thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân khác với hoạt động kiểm tra của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành. Hoạt động thanh tra là việc xem

xét, đánh giá của các cơ quan thanh tra trong ngành, mang tính chất tác động từ bên ngồi đến việc chấp hành pháp luật và quy chế, quy định của Ngành đối

với các đối tượng quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, nhằm mục đích phịng ngừa và xử lý vi phạm. Hoạt động kiểm tra của các đơn vị nghiệp vụ trong Ngành là việclà xem xét sự việc xảy ra trong nội bộ thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị nghiệp vụ có đúng với các quy tắc đã xác lập và những mệnh lệnh quản lý hay không. Hoạt động kiểm tra mang tính chất chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ là chủ yếu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)